Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Dạy con cái giải quyết vấn đề




Thiên Ân dịch

Cha mẹ thường ngạc nhiên khi phát hiện con cái của mình tài giỏi và biết cách xoay xở khi chúng có cơ hội giải quyết vấn đề của bản thân theo cách riêng của chúng. Những đứa trẻ chắc chắn sẽ đối mặt với đủ loại khó khăn trong cuộc sống của chúng, và đó là một phần trong quá trình trưởng thành. Thông qua việc giải quyết những khó khăn, chúng học được những kỹ năng giải quyết vấn đề, những kỹ năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống. Trẻ con có khả năng tiềm ẩn lớn lao trong việc tìm kiếm những giải pháp tốt cho vấn đề của chúng. Thật khôn ngoan khi dành thời gian giúp đỡ con cái bạn phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề.

Việc dạy con cái cách giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết rất đáng học khi còn nhỏ, vì nó giúp ích rất nhiều cho chúng trong tương lai.

Tuy nhiên, một khuynh hướng thường thấy ở những bậc cha mẹ chính là quá vội vàng sửa chữa vấn đề hoặc đưa ra cách giải quyết vấn đề quá dễ dàng. Nếu bạn cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề của con cái, bạn sẽ làm giảm khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ. Đừng thay trẻ giải quyết mọi vấn đề trừ trường hợp bạn bắt buộc phải làm như thế. Thay vào đó, hãy giúp trẻ tìm kiếm giải pháp thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn tin tưởng trẻ có khả năng học cách giải quyết vấn đề.

Ban đầu, bạn sẽ phải hướng dẫn trẻ từng bước một trong quá trình giải quyết vấn đề, việc này có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn tất quá trình so với việc bạn giải quyết vấn đề cho trẻ và nói cho trẻ biết câu trả lời. Khi bạn giải quyết vấn đề giúp trẻ là chính bạn đang lấy đi cơ hội quý giá để trẻ học hỏi. Quá trình học hỏi tuy chậm nhưng chính là một phần trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ.

Bạn thử tưởng tượng trường hợp sau. Little Sara mượn búp bê của bạn, nhưng trong lúc chơi, cô bé đã làm rách chiếc áo của búp bê.
Hai tình huống có thể xảy ra. Thứ nhất, Sara khóc thút thít và nói với bạn: “Mẹ ơi, con làm rách chiếc áo rồi!”

Người mẹ vội vàng nói với Sara: “Đừng lo, Sara. Tối nay, mẹ sẽ may lại và con có thể trả lại cho bạn”. Người mẹ đã giải quyết vấn đề và Sara vui sướng. Nhưng Sara đã học được gì từ tình huống này?” “Nếu tôi gặp vấn đề, tôi sẽ nhờ mẹ, và mẹ sẽ giúp tôi giải quyết”. Như thế, lần sau, khi có vấn đề gì xảy ra, cô bé chắc chắn sẽ lại đến nhờ mẹ giải quyết.

Tình huống thứ hai, khi thấy chiếc áo bị rách, Sara hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con làm rách chiếc áo của con búp bê mà con vừa mới mượn của bạn Melissa”.

“Ồ, chỗ rách khá to đấy. Hmm, con nghĩ chúng ta nên làm gì đây?”

“Con không biết nữa. Hay là con nói xin lỗi với Melissa?”

“Um, điều đó tốt đấy. Nhưng con nghĩ bạn ấy sẽ cảm thấy thế nào khi nhận lại con búp bê với chiếc áo bị rách?”

“Chắc là bạn ấy buồn lắm”.

“Con nghĩ chúng ta có thể làm gì để giải quyết việc này không?”

“Chúng ta có thể sửa lại? Chúng ta có thể vá lại nó không mẹ?”

“Giải pháp tuyệt vời! Con nghĩ thế nào nếu tối nay mẹ và con cùng may lại chiếc áo búp bê?”

“Dạ được ạ!”

Người mẹ đã dạy cho Sara biết tìm giải pháp cho vấn đề của cô bé. Bằng việc cùng giúp mẹ may lại chiếc áo, Sara cũng đóng góp một phần vào giải pháp. Lần sau, khi Sara gặp một vấn đề, có thể cô bé vẫn đến nhờ mẹ giúp đỡ, nhưng cô bé biết sẽ có một giải pháp cho vấn đề và cô bé nhận ra mình có thể và sẽ đóng một phần trong việc tìm ra giải pháp đó. Khi Sara thực hành cách giải quyết vấn đề mỗi ngày, cô bé sẽ học được cách tự tìm ra giải pháp và rèn luyện kỹ năng đó trong hành trình cuộc đời.

Không phải tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách dễ dàng, và bạn sẽ phải truyền đạt điều ấy cho con cái khi chúng đối mặt với những thử thách lớn hơn. Nhưng những bước nhỏ hằng ngày mà bạn thực hiện để khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ sẽ giúp trẻ có những sáng kiến cá nhân tốt hơn để đối phó với những vấn đề khó khăn và thử thách hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên từng ngày.

Hãy dạy cho con cái bạn có trách nhiệm trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề của chúng, và bằng cách làm này, bạn sẽ dạy trẻ một kỹ năng quan trọng có thể giúp ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.

Lời cam kết của Thiên Chúa




E-mailPrintPDF


Nghi Ân dịch


Tôi hiểu được cảm giác của bạn tha thiết muốn biết, muốn thấy những gì còn bỏ trống về tương lai. Mặc dù những lúc gian nan rất khó để chịu đựng, nhưng chúng là thời gian quý giá để ngẫm nghĩ lại những mục tiêu của bạn, ngẫm lại những công việc bạn muốn làm nhiều hơn, để đánh giá lại nền tảng đức tin của bạn. Đó chính là những vấn đề cá nhân rất quan trọng, và Thiên Chúa hài lòng khi Ngài nhìn thấy bạn tin tưởng vào sự hướng dẫn và chăm sóc của Ngài. Chúa Giêsu biết bạn đang phải khó khăn thế nào, và Ngài luôn trung tín trong việc ban cho bạn sự chỉ dẫn, ân huệ và tất cả những gì bạn cần - bao gồm cả điều quan trọng nhất chính là những câu trả lời bạn ao ước.

Những lời hứa của Thiên Chúa luôn đáng tin cậy trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ mở những cánh cửa để ban cho bạn những cơ hội tuyệt vời để bạn được dư đầy và đạt được những mục tiêu của mình. Bao lâu bạn hành động vì Chúa dựa vào những phương tiện và khả năng Ngài ban cho bạn, Ngài sẽ hành động vì bạn.

Khi bạn trải qua những mối hiểm nguy mới hoặc thử sức với cơ hội mới, bạn phải kiên nhẫn và kiên định. Hãy cho Thiên Chúa thời gian để Ngài có thể cho bạn thấy những gì Ngài muốn bạn làm, và Ngài ban ơn cho bạn thế nào để vượt qua chúng.

Có thể bạn tự hỏi liệu bạn có thể trông chờ những lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện không. Liệu bạn có thể tin vào chúng, dựa vào chúng và biết rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi bạn nhưng Ngài sẽ ban ơn cho bạn và giữ gìn bạn?

Tôi tin rằng bạn hoàn toàn có thể trông chờ những lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. - Có thể sẽ không luôn theo như cách bạn nghĩ, nhưng Thiên Chúa sẽ thực hiện theo sự khôn ngoan và tình yêu của Ngài dành cho bạn. Bạn có thể tin tưởng vào những lời hứa ấy, cậy dựa vào chúng, và biết chắc rằng Ngài sẽ ban ơn và chăm sóc cho bạn.

Hãy nghĩ lại: Hầu hết các bạn đều trải qua hết lần này đến lần khác, trông cậy Thiên Chúa giữ gìn bạn, và Ngài đã luôn như thế. Có thể không phải luôn theo đúng như bạn mong đợi, nhưng khi bạn trông cậy vào Thiên Chúa trong đức tin, Ngài giữ gìn bạn qua rất nhiều, rất nhiều điều.

Điều quan trọng không phải là những gì bạn đang làm, mà là bạn đang làm nó như thế nào và tấm lòng của bạn trước Thiên Chúa ra sao. Ngài không quan tâm bạn đang làm gì. Ngài chỉ quan tâm đến lòng tin tưởng, cậy trông và thái độ phục vụ của bạn đối với Ngài, và sự tôn vinh bạn dâng cho Ngài trước bất cứ điều gì Ngài ban cho bạn và giúp đỡ bạn.

Bạn dâng cho Ngài lòng tin tưởng và niềm xác tín năm này qua năm khác, và tôi biết rằng bạn sẽ tiếp tục sống niềm tin ấy trong tương lai cho dù ở bất cứ nơi nào Thiên Chúa dẫn bạn đến hoặc bất cứ điều gì Ngài muốn bạn làm. Và như thế, bạn tiếp tục nhìn thấy sự chăm sóc của Ngài dành cho bạn và cho những người bạn thương yêu, vì chỉ duy nhất Ngài mới có thể làm.

Những suy nghĩ và những ý định của lòng bạn luôn được Ngài nhìn thấy. Ngài luôn ở bên bạn, chăm sóc bạn và dẫn đường chỉ lối cho bạn. Tình yêu của Ngài dành cho bạn luôn không thay đổi, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi. Tình yêu của Ngài là yếu tố kiên định, không thay đổi và không thể chuyển dời - bạn có thể cậy dựa vào tình yêu của Ngài bây giờ và mai sau.

Mọi người đều trải qua những lúc suy ngẫm, suy tư, nhìn lại mình và tự hỏi: “Tôi đã làm gì với cuộc sống của mình?” và “Tôi sẽ phải trình bày cuộc sống của tôi thế nào một khi nó kết thúc?” Thiên Chúa không muốn bạn nghĩ rằng bạn đang bị Satan tấn công khi những câu hỏi ấy xuất hiện trong tâm trí bạn. Thiên Chúa đã tạo nên quá trình của cuộc sống, và những lúc suy tư, suy ngẫm lại cuộc sống chính là một phần trong quá trình cuộc sống mà tất cả chúng ta đều phải trải qua.

Mỗi người trải qua quá trình suy tư ấy cách khác nhau, vì mỗi người nhìn nhận cuộc sống và phản ứng lại những trải nghiệm trong cuộc sống cách khác nhau.

Khi bạn trải qua quá trình suy ngẫm, hãy xin Chúa giúp bạn nhìn sự việc theo cách nhìn của Ngài. Ngài sẽ nhắc bạn nhớ tất cả những gì Ngài đã làm trong cuộc sống của bạn và Ngài đã dùng bạn như thế nào để hoàn thành ý định và mục đích của Ngài. Bạn đã theo Ngài, có những hy sinh mỗi ngày để làm vui lòng Ngài, vì thế, bạn hãy vui mừng. Có thể bạn không biết rằng mình đã có những ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều người - rất nhiều cuộc sống nhờ bạn mà trở nên tốt hơn, phần thưởng trên trời dành cho bạn là vô cùng lớn lao.

Nếu bạn tự hỏi: “Tôi có thật sự hoàn thành được điều gì không? Cuộc sống của tôi không có gì để trình bày cả, không có việc gì lớn lao cả?” Chỉ cần nhớ rằng những việc thuộc về tinh thần mà bạn đã làm bằng tình yêu ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm hồn của người khác không phải lúc nào cũng được nhìn thấy. Đôi lúc, bạn nhìn thấy hoặc nghe những kết quả, nhưng có lúc lại không.

Thiên Chúa muốn bạn biết chắc chắn rằng tất cả những gì bạn dâng cho Ngài qua những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt đều tác động đến cuộc sống của những người khác bằng tình yêu của Ngài. Một ngày nào đó, Ngài sẽ nói với bạn: “Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành; hãy vào mà hưởng niềm vui với Chủ ngươi!”

Đó là bước đầu tiên - nhìn thấy cuộc sống và những phục vụ của bạn dành cho Chúa thông qua cặp kính 5D của thiên đàng. Vì chỉ bằng cách nhìn thuộc về thiên đàng bạn mới có thể thấy được cuộc sống của bạn, cả ở quá khứ và hiện tại là thật sự như thế nào.

Những thay đổi là tốt, bởi vì chúng giúp bạn đánh giá lại lòng tin của mình. Liệu lòng tin của bạn có được xây dựa trên Thiên Chúa và quyền năng của Ngài có thể gìn giữ, bảo vệ, giúp đỡ, ban phát cho bạn cho dù bạn ở đâu hoặc đang ở cùng ai hay không? Hay nó được xây dựa trên những gì bạn nghĩ sự việc nên xảy ra theo ý mình? Bạn thấy đấy, những thay đổi có thể mang đến một sự suy tư sâu sắc nơi lương tâm và tâm hồn và mang đến sự suy ngẫm cần thiết để củng cố lòng tin của bạn, nhờ thế, bạn có thể hành động dựa với lòng tin theo cách mà bạn lựa chọn.

Những lúc suy ngẫm và đánh giá lại có thể khiến bạn giao động, nhưng hoàn toàn có mục đích. Một khi bạn trải qua thời gian biến đổi và trở về với Thiên Chúa, lòng tin của bạn sẽ được gia tăng thêm.

Những lời hứa của Thiên Chúa không có giới hạn. Ngài sẽ gìn giữ, trợ giúp và bảo vệ bạn cho đến khi Ngài mang bạn về bên Ngài, cho dù hoàn cảnh và điều kiện sống của bạn có thế nào. Vì thế, không phải vì mọi thứ quanh bạn đang thay đổi có nghĩa là tất cả đều biến mất và rằng bạn thất bại. Điều ấy chỉ có nghĩa là bạn cần tìm kiếm Chúa để có được những hoàn cảnh, những điều kiện và những yếu tố mới mang đến sự cân bằng mới cho cuộc sống của bạn, và cùng Ngài tìm ra sự cân bằng mới ấy.

Chúa sẽ luôn giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng trước những yêu cầu của tương lai. Ngài sẽ ban cho bạn những ý tưởng và sự khôn ngoan để biết những gì thích hợp với bạn.

Chúa sẽ làm những gì cần làm và sử dụng mọi phương cách để chăm sóc bạn, và bạn sẽ không bị bỏ rơi. Những kết quả trong quá khứ chính là bằng chứng chứng tỏ rằng Thiên Chúa đầy quyền năng ban cho bạn tất cả mọi giải pháp cần thiết trong tương lai.

Đừng lo lắng về tương lai và cố hình dung xem điều gì có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Hãy cố gắng hết sức để chuẩn bị cho tương lai, và tiếp tục theo Ngài như bạn đã theo Ngài trong suốt nhiều năm qua, và Ngài sẽ dẫn đường, hướng dẫn bạn và đưa bạn đến những nơi đầy niềm vui - những nơi mang đến hoa thơm trái ngọt cho Vương Quốc của Ngài - và ban cho bạn dư đầy những gì bạn cần.

NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU


NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU

              
Hỏixin cha giải thích rõ những tội nghịch điều răn thứ sáu ,và hậu quả của tội này. 
Trả lời:
Nhìn vào cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi hiện nay, người ta thẩy rõ nét hư hỏng của biết bao triệu người, trong đó chắc chắn có cả những người tự nhân là Kitô Hữu, là Công giáo... Hư hỏng vì sống theo "văn hóa của sự chết" chỉ biết tôn thờ tiền bạc, của cải vật chất và nhất là  ham thú vui dâm đãng đến mức tự hạ phẩm giá của mình là con người có lý trí xuống hàng thú vật chỉ có bản năng. Thú vui phải tính ( sexuality) không phải là trò chơi vô tội vạ để bất cứ người lớn , hay thanh thiếu niên có thể tìm cách thỏa mãn mà không cần  biết giới hạn cho phép của nó, khiến lạm dụng bừa bãi  và phạm một tội nghiêm trọng rất nguy hại cho phần rỗi của những ai có niềm tin Thiên Chúa và sự thưởng phạt đời đời, như Thánh Phaolô đã khuyên bảo sau đây:
Những việc do xác thịt gây ra thì ai cũng rỏ: đó là dâm bôn, ô uế, phóngđãng...và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biêt, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa." ( Gl 5: 19-21)
Như thế đủ cho thấy là tội phạm điều răn thứ sáu là tội rất nặng cần lưu ý để xa tránh.
Đây là tội mà con người ở khắp nơi đã và đang phạm ở mức qui mô, vì không hiểu rõ nguy hại của nó đối với phần rỗi của mọi người.
Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và trao phó cho họ trách nhiệm sinh sôi nảy nở cho nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất. ( x. St 1:28) 
Và để thưởng công và giúp họ chu toàn ơn gọi hôn nhân và nhiệm vụ quan trọng này cách tốt đẹp, Thiên Chúa đã ban cho người nam và người nữ quà tặng giới tính(sexuality) được phép thoả mãn trong tình yêu vợ chồng kết hợp chính đáng qua bí tích hôn phối 
Trong giới hạn này, tính dục giúp cho “người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi riêng và độc chiếm dành cho vợ chồng. Trong tinh thần đó, tính dục không phải là một cái gì thuần tuý sinh học (biological) nhưng nó liên hệ đến phần sâu xa nhất của nhân vị con người. Nó chỉ được thực hiện cách nhân bản thật sự khi nó là thành phần cấu tạo tình yêu làm cho người nam và người nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau và cam kết gắn bó với nhau cho đến chết.” (x. SGLGHCG, số 2361). 
Như thế có nghĩa là chỉ trong tình yêu hôn nhân chân chính, người ta mớiđược phép sử dụng và thoả mãn tính dục mà thôi.Những người không có ơn gọi này, hay không muốn kết hôn thực sự thì không được phép thỏa mãn "giới tính" dưới bất cứ hình thức nào. 
Đức Thánh Cha Piô XII, trong diễn  từ ngày 29-10-51 đã nói: Chính Đấng Tạo H đã thiết lập cho vợ chồng cảm thấy sự vui thú và thoả mãn về thể xác và về tâm hồn trong chức năng sinh sản này. Vậy vợ chồng không được làm gì sai trái khi tìm kiếm và hưởng thú vui này. Họ nhận lãnh những gì Đấng Tạo Hoá đẵ dành cho họ. Tuy nhiên, vợ chồng phải biết giữ mình trong những giới hạn của một sự điều độ chính đáng.” (x.Sđd,số 2362) 
Nói khác đi, chỉ trong đời sống vợ chồng kết hợp đúng nghĩa vì yêu thương thực sự  qua bí tích hôn phối, người nam và người nữ mới được phép hưởng thú vui phái tính cho mục đích sinh sản con cái, hoà hợp tâm hồn và tăng cường tình yêu phu phụ, đồng thời cũng nói lên lòng biết ơn về  sự qnảng  đại và phong phú của Đấng Sáng Tạo, tức Thiên Chúa là Đấng  đã ban thú vui giới tính,  đã nối kết và chúc phúc cho người nam và người nữ  trong tình yêu hôn nhân. 
Dầu vậy, vợ chồng vẫn được khuyên phải thực hành đức khiết tịnh (chastity) là đức giúp chế ngự những đam mê và thèm muốn của giác quan bằng lý trí.(x.Sđd, số 2341) .
Nghĩa là, không phải kết hôn rồi thì được tự do muốn " làm tình" kiểu nào  và bao nhiêu tùy thích.Trái lại, vợ chồng phải biết chế ngự những đòi hỏi quá lố của bản năng tính dục, để chỉ thỏa mãn nhu cầu này trong tính thần yêu thương nhau, kính trọng nhau và cùng hướng về mục đích cộng tác với Chúa trong chương trình sáng tạo,  truyền sinh khi vợ chồng còn có khả năng sinh con. Với những người không còn khả năng này, thì vẫn được phép thỏa mãn tính dục cho mục đích duy trì và củng cố tình yêu phu phụ. Nhưng chỉ được thỏa mãn trong tinh thần và giới hạn đó mà thôi.
 
Sau đây là những tội nghịch điều răn thứ sáu trong Mười Điều Răn Chúa truyền dạy: 
Động lực chính đưa đến lỗi phạm điều răn này là khát vọng dâm ô (lust) hay tà dâm (fornification), tức những ước muốn về thú vui xác thịt hoàn toàn ở  ngoài mục đích giới tính mà Thiên Chúa ban cho con người thụ hưởng để chu toàn mục đích của hôn nhân và để ca tụng sự quảng đại và phong phú của Ngài. Tà dâm lẫn lộn giữa giới hạn được phép hưởng thú vui phái tính và phạm vi không được phép tìm thú vui này. 
Tà dâm đưa đến ngoại tình (adultery) tức vi phạm giao uớc hôn phối đòi buộc vợ  chồng phải chung thủy yêu thương  nhau và trọn vẹn thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể xác. Tà dâm đưa đến thông dâm (fornication) tức giao du tính dục giữa những người chưa kết hôn hoặc giữa người đã kết hôn và người chưa kết hôn. Tà dâm dẫn đến hiếp dâm (rape) một tội cướp đoạt thân xác của phụ nữ để thoả mãn thú tính trái với ý muốn của nạn nhân. Tà dâm cũng đưa  đến bán và mua dâm, một tội làm thương tổn nặng nề đến phẩm giá của người phụ nữ vì biến họ thành những công cụ mua vui bất chính (illegitimate instruments for pleasures). Tà dâm cũng làm cho người ta mù quáng không biết xấu hổ khi phạm tội loạn luân (incest), một hình thức dâm loạn giữa những phần tử cùng huyết tộc trong gia đình. 
Sau hết, trong thời đại suy thoái đạo đức này, tà dâm đang xô đẩy nhiều người đã mất hết lý trí và lương tâm đạo đức khi đi tìm thú vui xác thịt man rợ nơi những bé gái dưới tuổi vị thành niên, gây thương tật cả thể xác lẫn tâm hồn cho những nạn nhân bất hạnh bị mua bán vào hoạt động cực kỳ tội lỗi, vô cùng  khốn nạn này. Đây chính là một trong những bộ mặt đáng ghê tởm nhất  của “văn hoá sự chết” đang thịnh  hành ở khắp  nơi trên thế giới ngày nay.Đặc biệt là những người lớn  và thanh thiếu niên đua nhau từ các nước ngoài về Viêt Nam để tìm thú vui dâm đãng, chỉ vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn và nghèo đói khiến nhiều chị em phải bất đắc dĩ đi làm cái nghề tồi bại này.  

Phạm tội nghịch điều răn thứ sáu có hai hình thức chính sau đây: 
1- bằng hành động: tức là trực tiếp làm những điều dâm ô, vô luân như hiếp dâm, thông dâm, ngoại tình, loạn luân, thủ dâm (masturbation), mua bán dâm ( prostitution)... 
2- bằng tư tưởng: nghĩa là ước muốn làm những điều dâm ô này trong tư tưởng. Đây chính là điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo xưa kia: “Anh  em nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo anh  em: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.” (x. Mt 5:27-28) 
Ngoài hai hình thức trên, còn một hình thức nữa là gián tiếp xúi dục người khác tìm thú dâm ô qua tranh ảnh, sách báo và quảng cáo thô lỗ về phái tính. Đó là những hoạt động khiêu dâm bằng phương tiện truyền thông như sách báo, Video, DVD, mang đầy nội dung dâm ô thác loạn đã và đang đầu độc biết bao nhiêu người lớn nhỏ tìm đọc và xem những phim ảnh nhơ nhuốc vô luân này.  
Thêm vào đó, còn phải kể đến những quảng cáo cho những nơi ăn chơi ở các bãi biển, hộp đêm, hay quảng cáo nhớp nhúa, thô lỗ về phái tính như sửa chữa bộ phận sinh dục của nam nữ, nghệ thuật làm tình, thuốc kích thích v.v…Những hành động này không nhằm phục vụ cho sức khoẻ và hạnh phúc của con người mà thực chất chỉ để xô nhanh nhiều người xuống hố truỵ lạc để kiếm tiền mà thôi. Chắc chắn đây là tội làm gương mù gương xấu phải lên án trong phạm vi điều răn thứ sáu, vì  đây chính là tội mà Chúa Giêsu đã từng nghiêm khắc lên án: “...Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá và cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó sống làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn này vấp ngã.” (Lc 17: 1-2)
Do đó, là người có niềm tin Thiên Chúa là Đấng cực tốt cực lành, thánh thiện và đầy  yêu thương,  chúng ta phải xa tránh mọi hành vi làm cớ cho mình và cho người khác vấp ngã. Phải ném ngay vào thùng rác những quảng cáo nhơ nhuốc về  sửa chữa  thân thể cho hấp dẫn về phái tình( sexy) đầy rẩy trên truyền hình và Radio ở khắp nơi.Người công giáo làm những nghề này đều có tội về việc làm cớ cho người khác vấp ngã về mặt thiêng liêng.Thật đáng buồn vì không hề thấy ở đâu có quảng cáo sửa chữa tâm hồn cho trong sạch, sửa chữa lương tâm cho ngay thẳng, lành mạnh để biết khinh chê, ghê tởm những lối sống sa đọa, gian tà, độc ác và ô uế như bộ mặt của thế giới ngày nay.Ngược lại, ở đâu cũng nhan nhản những quảng cáo về sửa thân xác cho " trẻ mãi không già", ( nhưng có tránh được cái chết không?và chết rồi, thì đi đâu, có mang theo được thân xác đã  sửa chữa cho sexy  không ? ).Sửa chữa  cho thân mình thon gọn, hấp dẫn về phái tính để lôi cuốn sự thèm khát dâm ô nơi người khác.Đây chính là bộ mặt của hỏa ngục mà người có niêm tin Thiên Chúa phải xa tránh để sống nết na, xứng đáng là men là muối và Ánh Sáng của Chúa Kitô giữa một thế giới đồi trụy, gian tà, dâm ô và độc ác  này.
Cũng được kể vào tội làm cớ cho người ta vấp ngã những người cố ý ăn mặc hở hang, nói chuyện tục tĩu khiêu  gợi lòng thèm muốn bất chính về xác thịt cho người khác. 
Tóm lại, thú vui phái tính chỉ được phép tận hưởng trong tình yêu hôn nhân chân chính mà thôi. Tìm thú vui này ngoài phạm vi hôn nhân là điều sai trái nặng nề vì đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa khi tạo dựng con người có phái tính và mời gọi người nam người nữ cộng tác với Ngài trong chương trình sáng tạo và làm chứng cho tình yêu vô biên của Ngài đối với toàn thể nhân loại.
Tà dâm  hay dâm ô  là khao khát  hỗn loạn về phái tính, nên không được phép thực hành trong mọi trường hợp, kể cả giữa vợ chồng. Nói rõ hơn, không phải là vợ chồng thì được phép xem những phím ảnh khiêu dâm, lui tới những nơi xấu xa và làm những việc không phù hợp với mục đích hiệp thông, tăng cường tình yêu phu phụ và sinh sản con cái. 
Người tín hữu Chúa Kitô chắc chắn phải xa tránh mọi hình thức của tội nghịch điều răn thứ sáu nói trên đây để sống nết na, trong sạch, xứng đáng là nhân chứng  sống động của Chúa Kitô giữa một thế giới gian tà, sa đọa, ô uế  ngày nay.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Ăn Ngay Ở Lành




 
Cha Minh Trân, CMC
 
<<<  

57. Mức Độ Của Sự Dâm Dục?
Xin chào quí ông và quí cha,
Con có câu hỏi thắc mắc liên quan đến các bạn trẻ và cho bản thân con. Điều răn thứ 6 dạy rằng "chớ làm sự dâm dục." Điều răn trên thì hầu như mọi bạn trẻ đều biết. Nhưng mà để áp dụng trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của những đôi lứa trẻ thì con không biết mức độ "của sự dâm dục." Làm thế nào thì được coi là trong sạch, không mắc tội. Còn ngược lại, khi nào thì phạm tội dâm dục. Cho nên con xin liệt kê ra sau đây những hành động thông thường và xin qúi cha giúp con tìm hiểu xem những hành động nào mắc tội.
Con xin tạm gọi người nam là X, người nữ là Y.
1. Hai người hôn môi nhau
2. Hai người ôm nhau trong khi còn mặc đủ quần áo trên người
3. Hai người ôm nhau trong lúc X, Y hay cả hai thoát y
4. X hôn ngực Y
5. X, Y cùng nằm chung 1 giường xem phim
6. X hôn cổ Y
7. X dùng tay rờ ngực Y
8. X dùng tay rờ bộ phận sinh dục khác của Y
…..
Và con muôn vàn trường hợp "lửa gần rơm" khác mà không tiện liệt kê hết ra đây. Xin cha hiểu dùm con. Con hỏi câu hỏi này rất là nghiêm túc. Xin Cha cho chúng con kim chỉ nam trong vấn đề này để chúng con có thể sống vui, sống đẹp lòng Chúa. (NCHD)
NCHD thân mến,
Cha đồng ý với NCHD rằng điều răn thứ 6 là vấn đề lớn và rất khó khăn đối với các bạn trẻ thời nay. Cha cũng cảm phục NCHD đã thành thực hỏi câu hỏi này. Trước khi xác định giới hạn và mức độ của sự dâm dục, chúng ta cùng tìm hiểu cho kỹ xem thế nào là sự dâm dục?
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: "Dâm dục là một ước muốn hỗn loạn, hoặc một thú vui tình dục sai trái. Thú vui tình dục sẽ bị coi là hỗn loạn khi người ta tìm chính nó, và tách khỏi mục đích sinh sản con cái và kết hiệp" (# 2351). Và "Tà dâm là quan hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ ngoài hôn nhân. Điều này trái nghịch cách nặng nề với nhân phẩm con người và tính dục con người, vì tính dục của con người tự nhiên hướng về lợi ích của những cặp vợ chồng, cũng như hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái. Đàng khác, đó là một gương xấu nặng nề khi có sự làm hư thanh thiếu niên." (# 2353).
Đó là phần định nghĩa của Giáo Hội về sự dâm dục. Giáo Hội không nói rõ chi tiết từng trường hợp như NCHD đã nêu ở trên. Tuy nhiên, theo sự nhận xét và thẩm định cá nhân dựa theo Giáo Lý của Giáo Hội thì trường hợp 1 và 2 có thể có tội và cũng có thể không có tội. Vấn đề này còn tuỳ vào từng trường hợp, và tuỳ vào "cường độ" và "trường độ" trong khi hôn môi nhau hoặc ôm nhau. Còn trong trường hợp thứ tự từ 3-8 thì dường như NCHD cũng đã nhận thức được đó là những "ước muốn hỗn loạn," hoặc những "thú vui tình dục sai trái" và biết được mức độ nặng nhẹ của tội tăng dần như thế nào. Một điều mà cha thiết nghĩ là "kim chỉ nam" cho chúng ta và các hành vi nhân linh của chúng ta đó là tiếng nói lương tâm. Một khi chúng ta cảm thấy con người bị giao động và tâm hồn bất an là một khi chúng ta nên dừng lại và kiểm điểm. Và thật ra nặng nhẹ là gì, và khác biệt ra sao, một khi một thụ tạo cả gan cố tình xúc phạm đến Thiên Chúa? Cố tình ám sát Giáo Hoàng là một tội nặng. Tuy nhiên, thử hỏi đánh đập Giáo Hoàng phải chăng là tội nhẹ?... huống chi xúc phạm đối với Thiên Chúa… nếu chúng ta thật sự hiểu đúng chúng ta là ai và Thiên Chúa là Đấng nào. Ngoài ra, cha cũng xin gởi đến NCHD câu Kinh Thánh để tiếp tục cầu nguyện và suy nghĩ: "Các ngươi đã nghe bảo, 'chớ ngoại tình (chớ làm sự dâm dục).' Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai nhìn người nữ để thoả lòng dục thì đã ngoại tình với nó trong lòng." (Mat. 5:27-28)
Mấy điều rất chân thành cha gởi đến NCHD. Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ ban cho NCHD ơn sức mạnh và can đảm để lướt thắng mọi cám dỗ dục tình hầu luôn sống vui và sống đẹp lòng Chúa.
Thân mến trong Chúa Kitô,

XƯNG TỘI SONG NGỮ

XƯNG TỘI SONG NGỮ
XƯNG TỘI BẰNG VIỆT ANH NGỮ

1.         Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.
In the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit. Amen.

2.         Thưa cha, xin cha làm phép giải tội cho con, vì con là kẻ có tội.
Bless me, father, for I have sinned.

3.         Con xưng tội lần trước cách đây... (1, 2, 3...) tuần (tháng).
It  is (1, 2, 3...) week(s) (months), since my last confession.

4.         Con xin xưng các tội sau đây:
These are my sins:

5.         ÐIỀU RĂN THỨ NHẤT:
FIRST COMMANDMENT:

6.         Con bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường chừng ... lần.
I did not say my daily prayers ... times.

7.         Con đã tin dị đoan (tin bói toán, chiêm bao, chiêu hồn) ... lần.
I believed in superstitious practice (fortune-telling, dreams, spiritism) ... times.

8.         Con có phạm sự thánh vì Rước Lễ trong khi mắc tội trọng … lần.
I committed sacrilege by receiving Holy Communion while in mortal sin ... times.

9.         Con đã phạm sự thánh vì giấu tội trọng trong khi xưng tội ... lần.
I committed sacrilege by concealing a mortal sin during confession ... times
10.       Con có ngã lòøng trông cậy Chúa ... lần.
I lacked confidence in God ... times.


11.       ÐIÊU RĂN THỨ HAI:
SECOND COMMANDMENT:

12.       Con đã chửi thề ... lần.
I cursed ... times.

13.       Con kêu tên Chúa vô cớ ... lần.
I used God's name in vain ... times

14.       Con đã không giữ điều đã khấn hứa vói Chúa ... lần.
I failed to keep my promise (vow) I had made with God ... times.


15.       ÐIỀU RĂN THỨ BA:
THIRD COMMANDMENT:

16.       Con bỏ lễ Chúa Nhật (hoặc Lễ buộc) vì lười biếng ... lần.
I missed Sunday Mass (Mass of obligation) at my own fault ... times.

17.       Con đi lễ trễ ngày Chúa Nhật ... lần.
I was late for Sunday Mass ... times.

18.       Con để cho con cái mất lễ Chúa Nhật ... lần.
I permitted my children to miss Sunday Mass ... times.

19.       Con làm việc xác ngày Chúa Nhật trái luật ... lần.
I worked on Sunday ... times (I was doing unnecessary manual labor on Sunday ... times).

20.       ÐIỀU RĂN THỨ BỐN:
FOURTH COMMANDMENT:
21.       Con không vâng lời cha mẹ con ... lần.
I disobeyed my parents .. times.

22.       Con có cãi lại cha mẹ con ... lần.
I talked back to my parents ... times.

23.       Con đã bất kính cha mẹ con ... lần.
I disrecpected my parents ... times.

24.       Con đã không giúp đỡ cha mẹ con ... lần.
I did not help my parents .. times.

25.       ÐIỀU RĂN THỨ NĂM:
FIFTH COMMANDMENT:

26.       Con có nóng giận và ghét người khác ... lần.
I was angry and hated someone ... times.

27.       Con có ghen tương ... lần.
I was jealous ... times.
28.       Con có dùng thuốc (phương pháp bất chính) ngừa thai ... lần.
I used birth control pills (or birth control device) ... times.

29.       Con có phá thai ... lần.
I had an abortion ... times.

30.       Con có cộng tác vào việc phá thai ... lần.
I cooperated in abortion ... times.

31.       Con có làm gương xấu ... lần.
I gave bad example ... times.

32.       Con đánh nhau với người ta ... lần.
I hit someone ... times.

33.       Con có làm cho người khác bị thương ... lần.
I wounded another maliciously ... times.

34.       Con có hút thuốc (hoặc uống rượu) quá độ ... lần.
I smoked (or drank) excessively ... times.

35.       Con có dùng ma tuý ... lần.
I used narcotics ... times.

36.       ÐIỀU RĂN 6 VÀ 9:
SIXTH AND NINTH COMMANDMENTS:

37.       Con có những tư tưởng ô uế mà lấy làm vui thích ... lần.
I entertained impure thoughts ... times.

38.       Con tham dự vào câu truyện dâm ô ... lần.
I took part in impure conversation .. times.

39.       Con có phạm tội ô uế một mình ... lần (Con có thủ dâm ... lần).
I had impure act by myself ... times (I masturbated ... times).

40.       Con có phạm tội tà dâm với người khác ... lần.
I had impure act with another person ... times.

41.       (Cho người đã kết bạn) Con có phạm tội ngoại tình ... lần.
(For a married person) I was unfáithful to my spouse ... times. (I committed adultery ... times)

42.       Con có đọc sách báo tục tĩu ... lần.
I read abscene magazine, book ... times.

43.       Con có xem phim dâm ô ... lần.
I watched obscene movies ... times.

44.       Con có xem hình ảnh dâm ô ... lần.
I watched obscene pictures ... times.

45.       ÐIỀU RĂN BẢY VÀ MƯỜI:
SEVENTH & TENTH COMMANDMENTS:

46.       Con có ăn cắp tiền của cha mẹ con ... lần.
I stole my parents' money ... times.

47.       Con có ăn cắp của người ta (kể đồ vật ra: 1 cuốn sách, năm đồng...).
I stole from other people (1 book, five dollars...)

48.       Con có ước ao lấy của người ta ... lần.
I coveted other people's things ... times.

49.       ÐIỀU RĂN THỨ TÁM:
EIGHTH COMMANDMENT:

50.       Con có nói dối ... lần.
I told lies ... times.

51.       Con có làm chứng gian ... lần.
I made false testimony ... times.

52.       Con có làm xỉ nhục người ta ... lần.
I insulted others ... times.

53.       Con có làm thương tổn thanh danh người khác ... lần.
I injured the reputation of others ... times.

54.       Con đã thiếu bác ái với tha nhân (với người khác) ... lần.
I was uncharitable with others ... times.

55.       ÐIỀU RĂN GIÁO HỘI:
CHURCH'S COMMANDMENTS:

56.       Con đã ăn thịt ngày thứ 6 trong Mùa Chay (hoặc ngày Thứ Tư  Lễ Tro).. lần.
I ate meat on fridays of Lent (on Ash Wednesday) ... times.

57.       Con đã không giữ chay (ngày Thứ Tư Lễ Tro, Thứ 6 Tuần Thánh) ... lần.
I did not fast (on Ash Wednesday, or Good Friday) ... times.

58.       Con đã không Rước Lễ trong Mùa Phục Sinh ... lần.
I did not observe (fulfill) my Easter duty ... times.

59.       Con đã bỏ xưng tội quá một năm.
I did not go to Confession within one year.

60.       ***Con đã thiếu bổn phận nâng đỡ tài chánh cho Giáo hội (Giáo xứ) theo khả năng của mình.
I did not give enough financial support to the Church according to my ability.



61.       KẾT THÚC:
CONCLUSION:

62.       Thưa cha, con thành thực ăn năn về những tội này và tất cả những tội con quên sót.
Father, for these and all the sins of my past life, I am truly sorry.

63.       YÊN LẶNG NGHE LINH MỤC KHUYÊN BẢO VÀ CHỈ VIỆC ÐỀN TỘI.
LISTENING TO THE PRIEST'S ADMONITION AND IMPOSITION OF PENANCE.

64.       NẾU LINH MỤC NÓI: “Hãy đọc kinh Ăn năn tội” thì hối nhân đọc nhỏ tiếng:
Lạy Chúa con, Chúa là Ðấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

IF THE PRIEST SAYS: “Make the Act of Contrition” the penitent says in low voice:
O my God, I am heartily sorry for having offended you, and I detest all my sins, because of your just punishments, but most of all because they offend you, my God, who art all-good and deserving of all my love. I firmly resolve, with the help of your grace, to sin no more and to avoid the near occasion of sin. Amen.

65.       LINH MỤC NÓI: “Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân lành”.
THE PRIEST SAYS: “Give thanks to the Lord, for He is good”.

66.       HỐI NHÂN ÐÁP: “Vì lượng từ bi của Người tồn tại tới muôn đời”.
THE PENITENT RESPONDS: “For His mercy endures for ever”.

67.       HỐI NHÂN CÓ THỂ CHÀO LINH MỤC KHI RỜI TÒA GIẢI TỘI::
“Con xin cám ơn cha” hoặc:
“Cám ơn cha, xin cha cầu nguyện cho con”.
BEFORE LEAVING THE CONFESSIONAL, the penitent may say:
“Thank you, father.” or
“Thank you, father, please pray for me.”

Đức thanh tịnh


100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
(GIỜ ĐỀN TẠ CỦA GIA ĐÌNH)

Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn CSsR biên soạn (1999)
bài  1  20  30  37  38  39  40  41  42

Bài Lời Chúa 40 :
Đức thanh tịnh
Trích sách Khởi Nguyên 39.1tt

Cậu Giuse, con út ông Ya-cob, bị anh em ghen tị bán cho lái buôn đưa sang Ai cập. Quan Pô-ti-pha mua Giuse từ chợ bầy bán nô lệ đem về nhà. Giuse được nghĩa với chủ, cậu làm việc gì cũng thành công. chủ dần dần cất nhắc cậu lên chức quản gia nhà mình. Giuse có tướng mạo tuấn tú, oai phong, nên đã lọt vào mắt xanh bà vợ trẻ của Quan. Nàng dụ dỗ chàng phạm tội, nhưng chàng cự tuyệt:

- Ông chủ rất tốt với tôi và tín nhiệm tôi, trao vào tay tôi cai quản mọi sự. Làm sao tôi có thể phạm tội đại ác như vậy đối với ông ấy và nghịch cùng Thiên Chúa tôi ?

Từ đó, nàng vẫn không buông tha, ngày ngày, nàng năn nỉ cậu tư thông với nàng. Xảy ra có một ngày kia, cậu vào trong nhà để làm công việc, trong nhà lại vắng vẻ chẳng có ai. Nàng nắm lấy áo Giuse mà rằng :

- Anh nằm với em đi !

Nhưng chàng đã bỏ cả áo trong tay nàng mà vùng chạy ra ngoài. Thấy bị hắt hủi, nàng đổi thành căm thù.

Cầm lấy áo của Giuse bỏ lại, nàng gọi gia nhân lại mà kêu to lên :

- Coi này, chồng ta đã dẫn vào dinh một đứa con cái dòng giống Do thái, để nó dám làm nhục ta. Nhưng ta đã la hét lên, nó sợ bỏ chạy, ta túm được áo nó đây này !

Rồi nàng chờ chồng về mách cùng ông :

- Tên nô lệ ông mua về, nó dám xấn đến giường tôi và làm thế này thế nọ với tôi.

Nghe và tin lời vợ, vì bà đưa ra cái áo làm bằng chứng, ông đùng đùng nổi giận, truyền bắt Giuse tống ngục.

* Đó là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa

Trong đời, không hiếm những người đàn ông, đàn bà biết trọng lễ nghĩa, biết từ chối và chống trả những cám dỗ của dục tình, như Giuse. Nhưng điều đáng phục và phải học hỏi nơi Giuse là lòng trung nghĩa đối với chủ, người đã đối xử tốt với chàng, đã tín nhiệm chàng, nên chàng không thể phản nghịch lại ông. Hơn thế, chàng càng không thể phạm tội nghịch cùng Thiên Chúa, là Đấng đã luôn bênh vực, che chở, phù giúp chàng, như chàng nói. Chàng đã tự chủ mình như thế lâu ngày tháng, trước bao lần cám dỗ, năn nỉ của cô vợ Pô-ti-pha.

Bài Lời Chúa kỳ này dạy chúng ta về đức thanh tịnh, tức là giữ mình trong sạch khỏi mọi tư tưởng, hành vi dâm ô. Điều này đòi hỏi phải có một sự tự chủ rất cao.

1/ Nhưng trước hết, ta hãy nhận định tội lỗi đức thanh tịnh, hoặc tội dâm dục có phải là tội trọng nhất không ? Có nhiều người đáp : phải. Sở dĩ có câu đáp ấy là vì từ bao lâu nay, tín hữu được nghe các Cha giảng dạy, nhấn đi nhấn lại về tội lỗi điều răn thứ 6 và thứ 9 là tội rất trọng. Dĩ chí, Thánh An-phong-sô Tiến Sĩ Hội Thánh còn nói : “Trong 100 người sa hỏa ngục, thì có đến 99 người là bởi tội dâm dục!”

Thánh nhân nói quá đi, có ý thức tỉnh lương tâm người đời về cái tội mà người ta dễ phạm nhất và thường hay phạm luôn luôn. Nhưng ta đừng lẫn lộn sự thường hay phạm nhiều với trọng tính - tính chất trầm trọng - của nó.

Theo đúng Thánh Kinh dạy : tội trọng nhất là tội không tin, và tin với mến đi đôi, nên có thể nói tội trọng nhất là không yêu mến. Có lần người ta hỏi Chúa Giêsu :

- Điều răn nào trọng nhất ?

Ngài đáp :

- Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức.Và rồi đến điều răn cũng quan trọng ngang với điều trên là : yêu thương người ta như mình vậy.

Lời Chúa Giêsu đã rõ ràng, nhưng sách Tin Mừng còn thuật lại một chuyện đã xảy ra cụ thể để chứng minh. Đó là chuyện người đàn bà tội lỗi thánh hóa, mà ta thường gọi là bà Ma-đa-lê-na. Là một phụ nữ tội lỗi, đàng điếm, khi đến xin Chúa tha tội, nàng đã đau đớn, khóc lóc, xức dầu chân Chúa, rồi lấy tóc mà lau... Chúa bênh vực cô ấy, khen cô ấy mà chê ông Biệt phái, tuy là người đạo đức, giữ luật đàng hoàng, song Chúa bảo là không có lòng mến. Chúa nói :

- Bao nhiêu tội lỗi của cô ấy đều được tha hết, vì cô đã yêu mến nhiều (Lc 7.47).

2/ Chính nhờ chuyện ấy, ta tìm được mối giây liên hệ giữa đức thanh tịnh và đức mến Chúa. Nói cách khác, giữ thanh tịnh là vì mến Chúa : cậu Giuse giữ mình không phạm tội dâm ô với vợ Quan kia, cũng vì không muốn làm nghịch với Thiên Chúa. Cô Ma-đa- lê-na thống hối khóc lóc dưới chân Chúa vì cớ gì ? Thưa : vì yêu mến. Tín hữu cũng vậy, giữ mình trong sạch là vì mến Chúa, không muốn làm mất lòng Chúa. Ta với Chúa đã kết hợp thành một : Ngài là đầu, ta là chi thể, là thân mình Ngài. Tội tà dâm đã dứt ra ra khỏi thân mình Chúa Kitô. Cái trầm trọng của tội tà dâm là ở chỗ đó. Có thể nói : khi phạm tội khác, thì chỉ đuổi Chúa ra khỏi linh hồn ta, còn tội tà dâm phạm trong xác thịt là đuổi Chúa ra khỏi thân mình ta nữa. Đó là ý nghĩa của Lời Kinh Thánh dạy sau đây :

“Thân xác anh em là những chi thể của Đức Kitô. Vậy khi dan díu với gái điếm, thì như thể giựt anh em khỏi thân mình Đức Kitô mà đem làm thành một thân với gái điếm. Vì dan díu với điếm, tức là nên một thân mình với nó, vì Kinh Thánh nói : cả hai đã nên một thân xác. Vậy anh em hãy tránh tà dâm ! Phàm mọi tội người ta phạm thì đều ở ngoài thân xác. Còn kẻ tà dâm thì có tội phạm đến chính thân xác mình” (1Cr 6.15-18).

Mà thân xác mình là gì ? có cao trọng gì không ? Phạm đến chính thân xác mình thì có sao đâu mà phải nể sợ ? Đây chính Lời Kinh Thánh nói tiếp cho ta biết : phạm tội tà dâm là phạm đến chính thân xác, tội ấy trầm trọng lắm, vì thân mình ta đã được thánh hóa, được nâng cao lên làm “Đền thờ của Chúa Thánh Thần”, Ngài ngự trong thân mình ta. Từ khi chịu “Phép Rửa”, ta không còn thuộc về ta nữa (1Cr 6.19-20):

“Anh em không còn thuộc về mình nữa, vì anh em đã được Chúa Giêsu đổ máu ra làm giá mua anh em hẳn hòi rồi...”

“Anh em thuộc về quyền sở hữu của Đức Kitô, cũng như Chúa Kitô thuộc về Chúa Cha vậy”.

“Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân mình anh em...” nhất là bởi đừng phạm tội tà dâm.

3/ Qua các lời Kinh Thánh dạy trên, ta thấy : đức thanh tịnh là một của báu, nó có một vẻ đáng trọng nể, đáng yêu và một vẻ đẹp huyền diệu. Người thanh tịnh, trong sạch từ trong tâm hồn, nên toát ra ngoài nét mặt một vẻ đẹp cao siêu, thoát tục... Vì họ đã tự chủ được bản thân, làm chủ, kềm chế nổi các mãnh lực của dục tình, nên họ là người đáng tin cậy, người ta có thể tin cậy vào họ và hi vọng nơi họ chu toàn được các nhiệm vụ khó khăn khác nữa, vì người đời đã có câu : “Thắng 10 thành, không khó bằng thắng con tim của mình”.

Người thanh tịnh là con người tự do. Họ nếm được niềm vui sâu sắc của tâm hồn. Họ là người hạnh phúc.

Nhưng nên nhớ đừng hiểu lần : thanh tịnh không phải chỉ là cái gì tiêu cực, phải hãm dẹp, kềm chế các sự ô uế, vì như thế chẳng khác gì kẻ đi xe gắn máy mà chỉ cốt sao cho khỏi ngã. Phải là cái gì tích cực đem hạnh phúc, tự do, bình an cho mình và cho kẻ khác.

Người có lòng thanh tịnh có khả năng lập một gia đình hạnh phúc. Hai vợ chồng có lòng thanh tịnh sẽ yêu nhau tận tình, sâu sắc hơn, luôn tin tưởng ở nhau không bao giờ có sự phản bội tình yêu, vì ai nấy đều biết làm chủ bản năng. Trong hôn nhân, họ sẽ không bao giờ tìm thú vui ích kỷ cho mình. Ta cứ hỏi kinh nghiệm nơi các vợ chồng đã chung sống lâu năm thì biết rõ : khi người vợ biết chồng mình chỉ là kẻ ích kỷ, không biết làm chủ thân mình, chỉ tìm thú vui riêng mình, người vợ cảm thấy thiếu thốn, xót xa, không hạnh phúc... và từ đó, gia đình sẽ lục đục, có nguy cơ tan rã ! Còn ngược lại, hai người đều biết tự chủ, chỉ luôn mưu cầu hạnh phúc và vui sướng cho người kia, sống cho người mình yêu : gia đình ấy hạnh phúc. Chúc lành của Thiên Chúa sẽ tuôn xuống trên họ và trên con cái.

4/ Đây là một vài thắc mắc thường gặp trong các bạn trẻ : Có dư luận cho rằng cần phải biết đàn bà trước khi kết hôn, thì hôn nhân mới bền. Xin đáp : các cụ ngày xưa có câu : “Già nhân ngãi, non vợ chồng”, nghĩa là lúc đang còn tìm hiểu nhau trong thời kỳ yêu đương mà chưa kết hôn, nếu đi quá trớn vượt vòng lễ giáo, thì trong đời hôn nhân sau này, lúc họ thành vợ thành chồng rồi, sau một thời gian, sẽ dễ khinh dể nhau, nhàn chán nhau, đưa đến đổ vỡ, ly dị... Và nếu biết đàn bà theo kiểu cách ấy, thì thật là dại dột ; vì không có người đàn bà nào tiêu biểu được tất cả đàn bà (trích cuốn “Tôi có yêu một thiếu nữ” của W.Trobish, Saigon 1962), vì mỗi người đàn bà đều khác nhau, không phải về phương diện thân xác, nhưng là về phương diện tình cảm, không ai giống ai. Sau 5, 10 phút với cô gái trong bụi cây, bạn chỉ biết rất ít về thân xác cô ta và hoàn toàn không biết gì về tâm hồn cô, vậy bạn sẽ làm sao mà nhờ đó để chuẩn bị cho hôn nhân được bền vững ? Bạn chẳng bao giờ biết rõ được người đàn bà, nói chung, mà chỉ có thể biết rõ về một người đàn bà, khi bạn nhận người ấy làm vợ mình mà thôi, tức là bạn không thể nào biết rõ một người đàn bà ngoài hôn nhân ; song chỉ trong hôn nhân, trong bầu khí tin yêu nhau, mà việc chung đụng xác thịt là một trong nhiều cách thức biểu lộ tình yêu. Và tình yêu chân thật sẽ là động lực cùng là sự bảo đảm, giữ gìn hạnh phúc gia đình mãi bền vững. Vậy, các bạn trai luôn nhớ phải tôn trọng tiết trinh của người bạn gái trước khi kết hôn, chính bản tính của người con gái đòi hỏi điều đó, nên khi yêu thương một người con gái, bạn có trách nhiệm rất lớn. Bạn phải luôn nhớ rằng : nếu nàng buông trôi quá sớm, thì sẽ tai hại cho mình và cho tương lai gia đình mình thế nào, vì bạn đã làm thương tổn cho nàng. Và bạn sẽ không thể hiểu việc gì xảy ra trong lòng nàng : cái ấn tượng không bao giờ nguôi ấy... rồi có lúc thế nào ấn tượng ấy cũng sẽ biểu lộ ra bằng cách này, cách khác để tác hại, để bôi đen trên đời sống vợ chồng.

Tích truyện

Cô gái bên sông Lại Thủy

Trên đường lánh nạn vì bị vua tầm nã, Ngũ Tử Tư một hôm chạy đến gần sông Lại Thủy, ở nước Ngô và gặp một người con gái dệt vải, để bên cạnh một giỏ cơm. Đói và mệt lã, Ngũ Tử Tư xin cơm ăn, nàng đáp :

- Nay tuy tôi đã 30 tuổi, song còn ở với mẹ chưa xuất giá. Xin Ngài đứng xa ra. Cơm của tôi ăn không đủ, xin Ngài tìm nơi khác.

Ngũ Tử Tư van nài :

- Cô giúp tôi lúc đói khát, làm việc nghĩa có chi tai tiếng ?

Nàng suy nghĩ một lát, hồ nghi Ngũ Tử Tư không phải là người tầm thường, bèn cho dùng cơm no. Ăn xong, Ngũ Tử Tư bảo người con gái giữ bí mật đừng cho ai hay. Người con gái âu sầu than :

- Thiếp từ lâu sống khiết trinh, ở độc thân, không bao giờ nói chuyện cùng đàn ông để bị ố danh. Thế mà nay vì giúp Ngài bất kể lễ giáo, thật không gì nhục nhã hơn.

Sau khi Ngũ Tử Tư lên đường, cô gái đã đâm đầu xuống sông tự tử.

Bí Tích Hòa Giải và Tội Lỗi


Lm. Nguyễn Ngọc Bích, CSsRR
(trích từ báo Nguyện San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 283 tháng 3 năm 2010 - "Hiểu Đạo & Sống Đạo")

Hỏi:  Con xin cha giải đáp cho con thắc mắc về bí tích hòa giải: Thưa cha, nếu một người vào tòa giải tội đang xưng tội chưa kể xong các tội của mình mà vị linh mục đã ban bí tích hoà giải thì người đó có được tha các tội chưa kịp xưng không? (người xưng tội không có ý giấu bớt tội). Nếu phải xưng lại thì xưng lại hết hay chỉ xưng lại tội chưa xưng xong? Và thế nào là tiết lộ bí mật tòa giải tội - đó là việc về phía linh mục hay hối nhân? Và thưa cha, nếu không làm việc đền tội sau khi xưng tội thì có thể lên rước lễ hay không? Nếu nhiều lần không làm việc đền tội, không nhớ được hết các việc đền tội thì phải làm như thế nào để làm việc đền tội các lần xưng tội đó.

Thưa cha, con luôn trong trạng thái lương tâm bối rối nên luôn lo lắng về các tội mình đã xưng - không biết đã được tha chưa? Con không thể phân biệt được đâu là cám dỗ, đâu là tật xấu của mình, và đâu là tội trọng, đâu là tội nhẹ.....

* * * * * * * * * *

Đáp:  Khi một người đi xưng tội đã muốn xưng hết các tội mà vị linh mục vì một lý do nào đó đã không kịp nghe hết và ban bí tích giải tội thì người ấy cứ an tâm là tội đã được tha và cứ lên rước lễ. Tuy nhiên, nếu người ấy cảm thấy bối rối vì có tội trọng mà chưa kịp xưng và chưa nhận được sự hướng dẫn cần thiết thì lần xưng tội sau hãy xưng tội ấy với cha giải tội để ngài giúp đỡ.

Bí mật tòa giải tội hay còn gọi là ấn tòa giải tội là điều bất khả xâm phạm. Vì thế các cha giải tội buộc phải giữ bí mật những gì các ngài nghe được từ tòa giải tội. Giáo Luật điều 983 cấm tuyệt đối các cha giải tội không được tiết lộ hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. Các ngài cũng không được dùng những kiến thức biết được trong lúc giải tội để làm hại hối nhân, mặc dù không có nguy cơ tiết lộ nào. (Giáo Luật 984 §1).

Cha giải tội nào trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội là tiết lộ hối nhân thì bị vạ tuyệt thông tiền kết mà chỉ có Tông tòa mới giải vạ được. Còn vị nào chỉ vi phạm cách gián tiếp thì bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng của tội phạm (x. Giáo Luật 1388 §1).

Giáo luật 984 §2 còn quy định: không những chỉ cha giải tội phải giữ bí mật mà tất cả mọi người đã biết được tội bằng bất cứ cách nào, do việc thú tội, cũng đều buộc phải giữ bí mật (thí dụ: thông dịch viên, người đứng gần tòa giải tội mà nghe được người ta xưng tội ...). Và nếu vi phạm bí mật, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả vạ tuyệt thông (x. Giáo Luật 1388 §2).

Về việc đền tội. Nếu không làm việc đền tội sau khi xưng tội thì có thể lên rước lễ không? Về vấn đề này cần phân biệt: không làm việc đền tội vì không muốn làm hay không thể làm được hoặc vì không nhớ đã làm việc đền tội hay chưa. Những trường hợp đó đều khác nhau. Một người đi xưng tội mà chỉ có ý định xưng thôi chứ không muốn làm việc đền tội thì hẳn là việc thống hối của người ấy chưa đầy đủ. Có những tội gây thiệt hại cho tha nhân mà ta phải đền bù (như trả lại đồ vật đã lấy cắp, phục hồi danh dự cho người mình xúc phạm, bồi thường thiệt hại...). Sau khi được tha, tội nhân còn phải làm một việc gì đó để sửa lại lỗi lầm của mình, phải đền bù cân xứng. Việc đền tội như vậy cũng gọi là thống hối (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1459). Nếu người xưng tội không thật tâm thống hối và chưa thành tâm thi hành việc đền tội thì việc lãnh nhận bí tích hòa giải vẫn chưa được coi là trọn vẹn.

Còn trường hợp người xưng tội vẫn có ý đền tội nhưng chưa thể làm được, thí dụ mắc một món nợ quá lớn mà chưa thể nào đền bù ngay được thì người ấy vẫn có thể rước lễ với điều kiện là khi có khả năng hay điều kiện thì phải lo hoàn tất.

Có nhiều người vì lương tâm bối rối nên sau khi đã làm việc đền tội lại lo lắng không biết mình đã làm chưa và cũng chẳng còn nhớ cha giải tội căn dặn phải làm gì. Trong trường hợp này thì người ấy cứ lên rước lễ. Sau đó vào lần xưng tội kế tiếp cứ thành thật trình bày với cha giải tội để xin ngài ra việc đền tội. Và tôi cũng có một lời khuyên với trường hợp hay bối rối thì nên mang theo giấy bút và ghi ngay việc đền tội rồi sau khi đã làm thì gạch đi như vậy sẽ giúp khỏi bị bối rối.

Khi đi xưng tội nếu đã thành tâm thống hối thì sau lời ban ơn xá giải tội trong tòa giải tội thì tội đã được tha rồi dù việc ăn năn tội "chẳng trọn" (Giáo Lý HTCG, 1453).

Làm sao phân biệt tội trọng và tội nhẹ? Câu hỏi này cũng có nhiều người đặt ra vì họ cảm thấy rất khó mà phân định.

Tôi sẽ tóm kết lại những gì được trình bày trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo để giúp chị hiểu rõ hơn vấn đề này.

Một tội được coi là trọng khi hội đủ ba điều kiện: "Phạm một lỗi nặng, với đầy đủ ý thức và cố tình" (Giáo Lý Công Giáo số 1857).

Như vậy để phạm một tội trọng có 3 yếu tố:

a) Một lỗi nặng nghĩa là một điều được xác định trong Mười Điều Răn, như Đức Giêsu trả lời người thanh niên giàu có: "Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thảo kính cha mẹ" (Mc 10,19).

Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo ở phần Mười Điều Răn đã nói rõ về những tội nghịch với các Điều Răn ấy như:

Điều Răn 1: Mê tín, thờ ngẫu tượng, bói toán và ma thuật, thử thách Thiên Chúa, phạm thánh, mại thánh, vô thần...

Điều Răn 2: Lạm dụng Danh Chúa, lộng ngôn xúc phạm Danh Chúa, Đức Mẹ và cách Thánh, dùng Danh Chúa vào việc ma thuật, thề gian kêu cầu Chúa chứng giám cho điều nói dối, bội thề...

Điều Răn 3: Bỏ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật và lễ buộc không có lý do quan trọng, lao động và sinh hoạt ngăn trở việc thờ phượng Chúa....

Điều Răn 4: Lỗi bổn phận thảo hiếu với cha mẹ, lỗi trách nhiệm trong đời sống gia đình (chồng, vợ, anh, em). Lỗi bổn phận trong xã hội (người lãnh đạo, nhà cầm quyền, công dân, giáo viên...) ...

Điều Răn 5: Cố ý giết người, đả thương, bỏ mặc người lâm nguy, phá tha, giết chết tránh đau, tự sát, chè chén say sưa, ăn uống quá độ, sử dụng ma túy, bắt cóc, giữ làm con tin, gây chiến tranh, hận thù, gây gương xấu lôi kéo người khác cố ý phạm lỗi nặng...

Điều Răn 6: Dâm ô, thủ dâm, tà dâm, sản xuất sách báo phim ảnh khiêu dâm, mại dâm, hiếp dâm, hành vi đồng tính, ngoại tình, ly dị, đa thê, loạn luân, sống không hôn phối, triệt sản, ngừa thai, thụ tinh nhân tạo...

Điều Răn 7: Lỗi công bằng, chiếm đoạt hay sử dụng tài sản kẻ khác cách bất công, trộm cắp, bội tín, cờ bạc gian lận, không đền bù thiệt hại, dùng tiền của, vật chất nô lệ hóa con người, phá hoại môi sinh, gây thiệt hại công ích...

Điều Răn 8: Chứng dối, thề gian, làm mất thanh danh và danh dự người khác, phán đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống, tâng bốc đồng lõa điều xấu đồi bại, nói dối làm thiệt hại nặng nề, lừa dối...

Điều Răn 9: Chiều theo dục vọng của xác thịt, sống phóng túng...

Điều Răn 10: Thèm muốn của cải người khác, ước muốn điều bất công hại đến tài sản người khác, ganh tị...

Đây chỉ là tóm tắt những lỗi nghịch với 10 Điều Răn. Các lỗi ấy nặng nhẹ còn tùy ở mực độ vi phạm, mức độ nặng nề của sự thiệt hại, sai lỗi đức công bình và đức ái nữa vì tội trọng phá hủy đức mến trong lòng con người do vi phạm nghiêm trọng luật Thiên Chúa, muốn quay lưng với Thiên Chúa. Nếu muốn hiểu rõ hơn xin tham khảo sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo từ 2052 đến 2257.

b) Ngoài ra, tội trọng đòi phải có nhận thức đầy đủ và hoàn toàn ưng thuận. Điều này giả thiết người phạm tội phải biết hành vi đó là tội, trái với luật Thiên Chúa.

c) Tội trọng bao hàm một sự ưng thuận có suy nghĩ cặn kẽ để trở thành một lựa chọn cá nhân (Giáo Lý Công Giáo số 1859)

Nếu sự thiếu hiểu biết nằm ngoài ý muốn, người phạm lỗi nặng có thể được giảm hoặc miễn trách nhiệm. Nhưng không ai được coi là không biết đến những nguyên tắc của luân lý đã được ghi khắc trong lương tâm mỗi ngươì. Các thúc đẩy của bản năng, các đam mê, các áp lực bên ngoài, hoặc những rối loạn do bệnh tật, cũng có thể làm cho hành vi phạm lỗi bớt tình cách tự ý và tự do. (Giáo Lý Công Giáo 1860)

Hội đủ những điều kiện nêu trên thì coi như đã phạm tội trọng.

Còn phạm tội nhẹ là khi vi phạm luật luân lý trong điều nhẹ, hay lỗi điều nặng nhưng không hoàn toàn hiểu biết hay ưng thuận. Trong trường hợp này chị vẫn có thể lên rước lễ.

Nếu còn hồ nghi về tội, chị cứ hỏi cha giải tội và xin ngài giúp đỡ vì vấn đề này quá rộng không thể giải đáp đầy đủ trong mục này được.

Cám dỗ là một sự thúc dục ta phạm tội mà chưa có sự tham gia của ý muốn. Thí dụ một hình ảnh xấu hiện lên trong trí tưởng của ta hay một ý muốn trả thù nẩy ra trong trí nghĩ. Nhưng khi ta chợt nhận ra đó là điều không tốt mà ta dừng lại không tiếp tục theo đuổi ý tưởng xấu ấy thì ta không phạm tội. Còn nếu ta biết đó là điều không đúng mà vẫn cứ muốn tiếp tục theo đuổi điều xấu ấy thì ta đã phạm tội.

* * * * *   * * * * *