Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

St. Therese

Chị St. Therese mến yêu của em! Chị có biết rằng chị là 1trong 2 vị Thánh trẻ tuổi mà em mến mộ nhất không?
Em mến yêu chị từ khi em bắt đầu biết chị, yêu mến và cảm phục những việc hy sinh mà chị dành tặng cho Chúa. Khi đọc những trang hồi ký của chị, em cảm thấy mình thật nhỏ bé và tội lỗi chị à! Chị vào Dòng khi chỉ mới 15 tuổi, 1 cái tuổi với bao mơ ước của tuổi trẻ, với nhiều hoài bão. Vậy mà chị đã yêu Chúa - một tình yêu tuyệt vời mà không thể diễn tả được bằng lời.
Em khâm phục khi thấy chị mạnh dạn xin Đức Thánh Cha để được vào Dòng Kín ở cái tuổi 15. Khâm phục xen lẫn ganh tỵ khi thấy tình yêu chị dành cho Chúa sao quá trọn vẹn, chị hy sinh từng việc nhỏ nhất trong suốt cuộc đời chị. Chị dâng lên Chúa một vòng hoa tuyệt đẹp được kết từ những bông hoa nhỏ bé mà bắt nguồn cũng là những hy sinh nhỏ bé đó của chị. Chị như một vì sao sáng để em noi gương theo, nhưng chị ơi. Thân xác em còn yếu đuối quá chị à. Em không thể bỏ được những thú vui xác thịt này. Thân xác sao mà nặng nề quá.! Em luôn muốn dâng lên Chúa những hy sinh của em. Em không muốn làm Chúa buồn. Em luôn tự nhủ lòng rằng mình phải cố gắng, cố gắng từ bỏ thú vui trần thế, cố gắng trong tình yêu Chúa. . Luôn biết rằng Chúa rất nhân từ, Chúa có thể tha thứ cho ta nhưng mỗi khi làm Chúa buồn em lại cảm thấy day dứt, bất an trong lòng. Bởi vì em chỉ muốn dâng lên Chúa những gì tốt đẹp nhất của em mà thôi. Những gì xấu xa thì em muốn em gánh chịu, để không đóng thêm một vết đinh nào vào thân thể quý báu của Chúa nữa. Nhưng mấy khi em làm được điều đó. Chị ơi! Xin hãy dạy em được như chị, biết hy sinh tình yêu nhỏ để đón nhận tình yêu lớn, hy sinh những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Biết hy sinh, tha thứ, chia sẻ, cảm thông hơn, và đặc biệt biết yêu thương nhiều hơn. Vì tình yêu là khởi nguồn mọi sự. Xin chị dạy em để em có thể cảm nhận và chia sẻ tình yêu của Chúa.
Hôm nay có rất nhiều bạn nhận chị làm quan thầy. Em cũng xin chị hướng dẫn mỗi bạn trẻ luôn noi gương chị, sống cho Chúa và chết làm vinh danh Chúa, chị nhé!

Thứ 7,Ngày 01-10-2011
Weed

Xin dạy con cầu nguyện

Mẹ ơi! Thành công là gì? Nếu như trong đời sống không có sự hiện diện của Chúa, hoặc Chúa quá mờ nhạt trong bản thân mỗi người chúng con. Ngày nay có nhiều bạn trẻ chỉ mải mê đuổi theo tiền tài danh vọng, những niềm vui trần thế. Những cái phù phiếm có rồi lại mất, mà phải tranh giành nhau mới có được, có mấy ai tìm kiếm tình yêu Chúa đâu? Mẹ ơi! Tháng Mân Côi đã đến rồi, tháng dành cho Mẹ kính yêu của chúng con.Con cầu xin Mẹ hãy thánh hóa bản thân mỗi chúng con đây và dạy chúng con biết cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, một lời kinh tha thiết và mượt mà. Xin cho chúng con biết lần hạt để những lời kinh chúng con nguyện cầu là những bông hoa tươi thắm dâng lên Mẹ, để cứu rỗi linh hồn chai đá của mỗi chúng con, hầu cho chúng con tránh được cơn thịnh nộ của Chúa vào ngày sau hết.Amen!


Thứ 7, ngày 01-10-2011
Weed

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

PHẢI XƯNG TỘI CÁCH NÀO ...?



Hỏi (chi tiết): 
PHẢI XƯNG TỘI CÁCH NÀO CHO ĐƯỢC XỨNG ĐÁNG LÃNH NHẬN ƠN THA THỨ CỦA CHÚA QUA BÍ TÍCH HÒA GIẢI ?
Đáp: 
Một thực trạng đáng buồn trong Giáo Hội ở khắp mọi nơi ngày nay là có rất ít người đi xưng tội cuối tuần như xưa..
Có lẽ vì người ta không còn ý thức đúng được về sự tội và nguy hại của tội. Cho nên người ta không thấy cần thiết phải xưng tội để không những được tha các lỗi đã phạm vì yếu đuối con người mà còn được thêm ơn giúp sức canh tâm đời sống tâm linh để sống gắn bó, mật thiết hơn với Chúa là Cha cực tốt cực lành. Chúa yêu thương hết mọi người, nhưng rất chê ghét mọi tội lỗi, vì tội lỗi đi ngược lại với bản chất thiên hảo và tình thương của Người.
I- Thực tế của tội.
Trước hết, chúng ta cần nhận diện thực tế của tội trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đoàn xã hội và quốc tế.
Trên bình diện cá nhân, những tội như oán thù, ghen ghét, bêu xấu đời tư của người khác, lỗi đức bác ái, lỗi luật công bằng, dâm đãng và ngoại tình, trộm cướp , giết người, bỏ vạ cáo gian, tôn thờ vật chất và vui thú vô luân v.v là những tội mà biết bao nhiêu người - trong đó có người Công giáo - đã và đang phạm, nhưng không biết hay cố tình không muốn biết đó là tội rất nặng phải xa tránh để xứng đáng là người có đức tin, là con cái Chúa sống giữa bao nhiêu người vô thần khác.
Như thế, chúng ta phải nhìn nhận tội lỗi là một thực tế không ai có thể chối cãi được trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội và thế giới. Cụ thể, nạn phá thai hằng năm giết hơn một triệu thai nhi ở Mỹ là điển hình cho một tội ác ghê sợ của con người ngày nay chống lại Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống của mọi loài, mọi vật trên trần thế này. Nạn ly di cũng đang phá hủy hạnh phúc gia đình và mục đích hôn nhân mà Thiên Chúa đã thiết lập cho con người sống để cộng tác với Chúa trong chương trình sáng tạo loài người cho đến mãn thời gian. Sau cùng, nạn cờ bạc và mãi dâm rất ghê tởm đang lộng hành ở khắp nơi trên thế giới .- đặc biết ở các quốc gia nghèo đói ( người dân đen thôi) và đầy bất công xã hội như Việt Nam, và Phi Châu. Đây là một suy thoái đạo đức và luân lý rất nghiêm trọng, hầu như vô phương cứu chữa hay cải thiện, vì chính các chế độ cai trị đó lại dung dưỡng để trục lợi cá nhân, làm giầu trên thân xác của phụ nữ và trẻ em, nạn nhân rất đáng thương của tội ác mãi dâm vô cùng khốn nạn.
Trên bình diện quốc tế, các nước mạnh (Mỹ và khối NATO) đang phạm tội ác khi tiến đánh các nước nhỏ, mượn cớ đạo đức giả là “bảo vệ người dân vô tội “ như đang diễn ra ở Lybia từ mấy tháng nay. Nhưng các chánh quyền độc tài, hà khắc ở Bắc Hàn, Syria, Iran và Yemen đã đàn áp giết hại dân lành của họ từ bao năm nay thì các nước lớn kia lại làm ngơ, không đem quân đến đánh để bảo vệ cho người dân lành đang là nạn nhân của các chế độ độc tài, và vô cùng tàn bạo đó ! Cả một Tổ chức quốc tế là Liên Hiệp Quốc cũng đang trở thành những kẻ câm điếc trước những bất công, phi lý, vô nhân đạo, tàn ác đang được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới
Đó là điển hình cho các tội lỗi con người ngày nay đang phạm ở khắp mọi nơi, từ phạm vi cá nhân đến bình diện quốc gia và quốc tế.
Như thể thử hỏi : có ai dám nói là mình không có tội ? Nếu ai dám nói như vậy, thì xin nghe lại Thánh Gioan sau đây :
“ Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội
Chúng ta tự lừa dối mình
Và sự thật không ở trong chúng ta.” ( 1 Ga 1: 8)
Do đó, thật cần thiết cho ai có niềm tin Thiên Chúa là Đấng “giầu tình thương và hay tha thứ”, nhưng chê ghét tội lỗi, phải chậy đến với Chúa để xin Người tha thứ mọi tội lỗi đã trót phạm vì yếu đuối của bản năng, vì gương xấu của môi trường sống và nhất là vì ma quỉ cám dỗ để mong biến con người thành thù nghịch với Thiên Chúa. .
Nhưng muốn được tha thứ thì phải biết sám hối, nghĩa là nhìn nhận mình là kẻ có tội và mong muốn xin Chúa tha thứ và ban ơn nâng đỡ để giúp xa lánh tội hầu bước đi trên con đường hoàn thiện dẫn đến ơn cứu độ, vì “ Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” ( Mt 18: 14)
Chúa Giê su đã lập bí tích hòa giải và ban quyền tha tội trước hết cho các Tông Đồ và cho Giáo Hội ngày nay. Vậy muốn được tha thứ tội lỗi – trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa thì không thể tha được, ( x. Mc 3: 28-29) còn các tội nặng , nhẹ khác có thể được tha qua bí tích hòa giải.
II. Nhưng phải xưng tội cách nào để xứng đáng được ơn tha thứ ấy ?
Trước hết, phải thật lòng ăn năn sám hối , nhận biết tội mình đã phạm đến Chúa và tha nhân.
Về điểm này, giáo lý của Giáo Hội dạy như sau: “Thống hối ăn năn là hành vi đầu tiên của hối nhân. Đó là một sự đau đớn của tâm hồn và ghết bỏ tội mình đã phạm với quyết tâm sẽ không phạm tội nữa trong tương lai.” ( x. SGLGHCG, số 1451)
Sau khi đã nhận biết tội mình đã phạm và thật lòng sám hối ăn năn, hối nhân đi xưng tội với bất cứ linh mục nào đang có năng quyền giải tội ( linh mục nào bị tạm rút năng quyền (suspension of faculty) hay quen gọi là bị “treo chén” thì không được phép giải tội cho ai, trừ trường hợp nguy tử)
Khi xưng tội, hối nhân phải tránh 2 cực đoan sau đây :
1- Không được giấu tội, nhất là tội trọng (mortal sin): có nghĩa là phải thành thật nhìn nhận các tội mình đã sa phạm và thành thực xưng mọi tội dù tội đó là “xấu” khó nói ra cho linh mục biết. ( tội phạm điều răn thứ 6).
Về điểm náy Giáo lý Giáo Hội dạy như sau :” Thú nhận tội mình với linh mục là một phần chủ yếu của bí tích giải tội. Các hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà mình biết đã phạm, sau khi xét mình cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai Giới răn sau cùng của Bản Thập Giới (10 Điều răn), bởi vì đôi khi các tội này làm cho linh hồn bị trọng thương hơn hết và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rõ..
…Khi các tín hữu cố gắng xưng tất cả những tội mình nhớ được thì hẳn là đã đưa các tội mình ra để xin Chúa nhân từ tha thứ. Những ai làm cách khác và cố tình giấu một vài tội, thì không đưa ra được điều gì đáng Chúa nhân lành tha thứ qua trung gian vị linh mục.
Bởi vì “nếu bệnh nhân mắc cở (xấu hổ) không mở cho thầy thuốc xem vết thương của mình thì y khoa không thể chữa lành những gì nó không biết.” ( X. SGLGHCG, số 1456, 1505)
Nói rõ hơn, nếu cố ý giấu tội thì việc xưng tội sẽ trở nên vô ích, vì không những tội cũ không được tha mà còn phạm thêm tội mới là “giấu tội” nữa. Tưởng cũng nên nhắc lại một lần nữa là mọi tội con người phạm đều xúc phạm đến Chúa trước tiên nên chỉ có Chúa tha thứ qua trung gian của linh mục mà thôi. Nói khác đi, ta xưng tội mình ra với Chúa chứ không phải với linh mục nên phải thành thật với Chúa khi xưng tội với linh mục là người nghe và nhân danh Chúa Kitô (in personna Christi) để tha tội cho ta. Một điều quan trọng nữa cần nói thêm là do Ấn Tòa giải tội = Seal of confessions và theo Giáo luật số 983, thì linh mục tuyệt đối không được phép tiết lộ cho ai biết những gì hối nhân đã nói trong Tòa giải tội. Do đó, hối nhân phải an tâm về việc này để không ngần ngại xưng mọi tội nặng nhẹ đã phạm với lòng thống hối ăn năn để xứng đáng được Chúa tha thứ qua bí tích hòa giải.
2- Cũng liên quan đến lòng thành thật khi xưng tội, hối nhân không được nói một cách tổng quát hay nói quanh co cách nào khiến linh mục không hiểu rõ tội của mình..
Thí dụ: không thể xưng cách tổng quát như: phạm tội đánh người 3 lần, phạm điều răn thứ sáu 4 lần, ăn cắp 5 lần v,v. Đánh người có nhiều hình thức như đánh bạn bè, hàng xóm , hay đánh cha mẹ , đánh vợ, chửi chồng … Nếu đánh cha mẹ thì lỗi 2 giới rắn thư 5 và thứ 4 . Phạm điều răn thứ 6 cũng có nhiều cách : phạm trong tư tưởng hay cả hành động một mình, hay với người khác, ngoại tình với vợ hoặc chồng của người khác hay lạm dụng tình dục trẻ em (ấu dâm = sexual abuse of minors) hiếp dâm, xem sách báo phim ảnh dâm ô, nói chuyện tục tĩu v.v. .Linh mục không muốn tò mò biết chi tiết của các tội này, nhưng cần biết hình thức phạm tội để đưa ra những lời khuyên bảo thích hợp cùng với việc đền tội.
Do đó, thí dụ phải xưng : có phạm điều răn thứ 6 một mình trong tư tưởng và hành động một hay hai lần. hoặc ngoại tình với vợ người khác. Thế là đủ, không cấn nói thêm chi tiết nào khác. Lại nữa, không rõ ràng, nếu chỉ xưng có lấy của người ta 3 lần. Phải nói rõ là lấy cái gì của ai. Cụ thể: vào tiệm bán đồ và lấy trộm một đồng hồ đeo tay thì khác với vào nhà thờ lấy trộm tiền trong hòm tiền xin khấn, hay lấy Chén thánh (Chalice) để trong Phòng thánh (Sacristy) về bán.
Cũng cần nói thêm là tội ăn cắp tiền hay đồ vật của ai thì phải trả lại cho người ta cách nào thích hợp chứ không thể đọc năm ba Kinh đền tội là xong được.
Một điều rất quan trọng cần lưu ý liên quan đến bí tích hòa giải là xưng tội rồi, thì phải quyết tâm chừa tội, tức là thành tâm muốn canh tân đời sống thiêng liêng để nên hoàn hảo hơn hầu xứng đáng hưởng tình yêu và ơn cứu độ của Chúa Kitô, Đấng đã hy sinh chịu khổ nạn và chết để chuộc tội cho loài người.
Đàng rằng bản tính con người là yếu đuối, nên rất khó để xa tránh các tội nặng, nhẹ. Tuy nhiên nếu ta có thiện chí muốn sống ngay lành và nhất là biết nương nhờ vào ơn Chúa nâng đỡ thì chắc chắn sẽ thắng được những trở ngại, những cám dỗ của bản năng, của thế gian và ma quỉ để sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu rỗi như lòng Chúa mong muốn cho hết mọi người. ( x.1Tm 2: 4)
Ngược lại, nếu không có thiện chí muốn cộng tác với ơn Chúa để xa tránh tội lỗi thì ơn Chúa cũng không thể giúp ai đứng vững được vì thiếu sự công tác của cá nhân . Và khi con người không thực tâm muốn công tác với ơn Chúa, thì Chúa cũng không thể cứu ai được dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ để cứu rỗi con người. Đủ đế cứu rỗi nhưng vẫn cần sự cộng tác của con người để ơn cứu độ của Chúa được sinh hoa kết quả mỹ mãn nơi người ấy.
Sau hết, không thể lợi dụng tình thương tha thứ của Chúa để cứ phạm tội rồi lại đi xưng tội. Nếu cứ lấy cớ Chúa yêu thương và tha thứ để không cố gắng chừa tội, cứ buông chiều theo tính xác thịt, theo gương xấu của xã hội mà làm những sự dữ, sự tội thì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ trở nên vô ích cho ai có cách sống hay thái độ đó. Và ai sống như vậy thì hãy nghe lại lời Chúa nghiêm khắc cảnh cáo sau đây:
“Ta biết việc ngươi làm. Ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi.. Nhưng vì người hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” ( Kh 3: 15-16) .
Ước mong mọi người ý thức được sự nguy hại của tội lỗi và biết khôn ngoan dùng phương tiện cứu rỗi hữu hiệu là bí tích hòa giải để mưu ích cho phần rỗi của mình trong tinh thần cộng tác với ơn Chúa để được cứu độ và sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Sách Thánh Kinh và Kinh Koran




Một cái nhìn tổng quát về Kinh Koran so sánh với Sách Thánh Kinh
Anthony Lê
WASHINGTON, D.C., -- Người Hồi Giáo nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu. Đó chính là lời nhận xét của Cha Sidney Griffith, giáo sư về ngôn ngữ Xêmít (Xêmít là tên gọi của nhóm các chủng tộc gồm người Do Thái và Ả Rập) lẫn Ai Cập, và văn chương tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.
Ngày 26-7-2004, Cha Griffith đã chia sẽ với Zenit làm cách nào để người Kitô giáo hiểu rõ hơn về Kinh Côran và những khác biệt trong việc giảng dạy của Kinh này về Chúa Kitô và Sự Khải Hoàn so với những giảng dạy của người Kitô giáo. Linh mục Sidney Griffith so sánh và đối chiếu các bản văn. Phần 2 của bài phỏng vấn sẽ được trích đăng vào ngày mai.
Hỏi (H): Thưa Cha, Kinh Côran, nói đúng ra, thì đó là loại kinh gì và được viết ra như thế nào?
Cha Griffith (T): Kinh Côran, theo cách chuyển biên thông thường, và trong ngữ nghĩa mà chúng ta thường hay dùng, thì đó chính là kinh thánh của cộng đồng Hồi Giáo. Nó hàm chứa những mạc khải bằng tiếng Ả Rập mà chính Thiên Chúa, hay Allah thỉnh thoảng gởi qua thiên thần Gabriel xuống cho sứ giả của Ngài là Mohammed từ năm 610 cho đến khi ông chết đi vào năm 632 , thì thời kỳ đó cũng chính là những năm mà cộng đoàn Hồi Giáo đầu tiên được thành hình.
Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ “Côran” được sử dụng trong các bản văn, thì nó có nghĩa là “đọc” hay là “suy gẫm lại” những điều mà Thiên Chúa đã khắc trong trong tim của Mohammed, truyền lệnh cho Ông hãy đọc và rao truyền nó, cho muôn dân. Chính vì thế, theo nguyên bản, thì Kinh Côran chính là một bản “kinh thánh” đọc bằng miệng và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thường nghe kinh ấy được trình bày dưới dạng ca ngâm có nhịp điệu.
Một khoảng thời gian ngắn sau cái chết của Mohammed, những người Hồi Giáo tiên khởi đã thu thập các bản văn về những lời mạc khải được trích ra từ trí nhớ của những người bạn đồng hành với vị sứ giả Mohammed và từ một số bản viết tay của họ, để rồi, họ gom góp và hệ thống hóa nó lại thành kinh thánh, như là những ấn bản chuẩn mà chúng ta có được ngày nay. Kinh Côran gồm có các đoạn thơ, được mô tả như là “những dấu chỉ” phi thường từ Thiên Chúa, và được sắp xếp thành 114 thiên Xura hay chương, mỗi chương có một tên riêng, được lấy từ từ ngữ chính trong bản văn.
Xét về mặt nhận thức, người Hồi Giáo nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu.
(H): Thưa Cha, đâu là điểm khúc mắc nhất để một người Kitô giáo có thể hiểu được Kinh Côran?
(T): Thưa, trước hết, một người Kitô giáo hay bất kỳ một độc giả nào khác không biết tí gì về tiểu sử của Mohammed và lịch sử thời sơ khai của cộng đồng Hồi Giáo, thì điều đầu tiên mà vị độc giả đó cảm nhận được đó là ý tưởng rời rạc của các văn bản. Nó trông có vẽ như là vào bài đọc một, vốn là một bài đọc vẫn thường hay được cấu trúc rõ ràng cẩn thận, thì nó lại mất đi tính chủ đạo của chủ đề được trình thuật lại.
Quả đúng như vậy, độc giả Hồi Giáo thường mang theo với họ, một bản văn suy diễn từ cách hiểu về Hồi Giáo của riêng họ thông qua những mô hình, để giúp họ kịp thời bắt giọng vào đúng với những vầng thơ của bức thông điệp.
Hơn nữa, ngay cả độc giả Kitô giáo có kiến thức hiểu biết về Kinh Thánh và những hiểu biết về đạo Kitô giáo thời xưa cổ, cũng khó mà có thể hiểu được cách trình bày trong Kinh Côran với những nhân vật thuộc về kinh thánh, những câu chuyện và những bài tường thuật rất giống với truyền thống của Kinh Thánh và của người Kitô giáo.
Nói đúng ra, chủ ‎ý của Kinh Côran là tránh lặp lại các sự kiện đó. Thay vào đó, nó ngầm giả định rằng tất cả mọi tín đồ đều đã hiểu biết về những vấn đề đó rồi, để từ đó nó có thể nói bóng gió hay kích thích cho tín đồ tự hiểu theo ‎ý‎ của riêng họ, và chính vì thế nó thường hay có nhiều quan điểm và cách diễn dịch khác nhau.
(H): Nói một cách vắn tắt, Cha có thể vui lòng giải thích những điểm khác biệt chính giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo?
(T): Thưa, có rất nhiều sự khác biệt giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo, hai điểm khác biệt nổi bật nhất chính là mối quan tâm về mặt Cơ Đốc Học và thần học của việc Mạc Khải.
Trước hết, kinh Côran chối bỏ sự thừa nhận của người Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Kế đến, theo Kinh Côran, Phúc Âm nguyên thủy và xác thực nhất, cùng với Torah trước đó, và Kinh Côra sau này, chính là những mạc khải mà Thiên Chúa đã gởi xuống cho con người thông qua các sứ giả như: Môsê, Chúa Giêsu và Mohammed. Trong Chương 33 Đoạn 40, nói rằng Mohammed chính là người cuối cùng hay là ấn dấu cuối cùng của các tiên tri.
Thế nhưng Torah và Kinh Thánh, dưới dạng mà người Do Thái và Kitô giáo thật sự có được, lại được người Hồi Giáo xem là những bản văn bị mất mát và bị diễn dịch lại một cách sai lạc.
Đối với hầu hết những người Hồi Giáo, Kinh Côran được xem như là ngôn từ vô thủy vô chung của Thiên Chúa, trong khi đó Kinh Thánh của người Kitô giáo, dưới sự soi sáng của thần thánh, lại được họ xem như là ngôn từ của Thiên Chúa, nhưng theo cách diễn dịch của loài người.
Phần lớn những khác biệt còn lại giữa Đạo Hồi và Kitô giáo xuất phát từ những khác biệt về mặt cơ bản của hai học thuyết. Trong Đạo Hồi, không có giáo sĩ, để có thể so sánh với giới tu sĩ của đạo Kitô giáo; và cũng chẳng có uy quyền, cũg như các học viên giảng dạy như trong Đạo Công Giáo.
(H): Thưa Cha, Kinh Côran có vai trò gì trong Đạo Hồi? Có phải nó tương ứng với truyền thống, như là trong Đạo Công Giáo hay không?
(T): Kinh Côran chính là quyền lực tối hậu được mạc khải trong Đạo Hồi. Đạo Hồi không có một học thuyết mạc khải nào về cả mặt Kinh Thánh lẫn Truyền Thống, như là trong Đạo Công Giáo. Tuy nhiên, nó có một truyền thống quyết đoán, hay còn được gọi là “hadith” trong Hồi Giáo, và ai được xem là truyền thống thánh “hadith qudsi” và truyền thống tiên tri, hay còn gọi là: “hadith nabawi."
Truyền thống “hadith qudsi” chính là một bản báo cáo của thần thánh, vốn được Mohammed lập đi lập lại rằng những gì không được Kinh Côran đề cập tới, thì hiển nhiên nó chẳng có quyền lực gì cả trong Kinh Côran. Còn truyền thống “hadith nabawi" chính là một bản báo cáo nói về hành động của Mohammed hay những chi tiết về bản thân Ông ta.
Những truyền thống đó đã được góp nhặt và xem xét kỹ lưỡng từ những ngày sơ khai của Hồi Giáo; một hệ thống chi tiết nhằm đảm bảo tính xác thật hay sự hợp lý về những truyền thống xác thật cũng đã được trau truốt thêm.
Kể từ thế kỷ thứ chín của người Kitô giáo, cũng đã có những thu thập, góp nhặt chính thức về những truyền thống trông có vẽ như xác thực để giúp các học giả Hồi Giáo chuyển dịch Kinh Côran, đặc biệt là nổ lực nhằm phân biệt thế nào để đem ra áp dụng những giảng dạy của Kinh Côran đối với những thăng trầm của cuộc sống nhân loại. Kinh Côran và những gì trông có vẽ là truyền thống chính là nói về nguồn quyền lực của luật lệ Đạo Hồi, về tiểu sử của Mohammed và về một số điểm khác nữa trong đời sống của những người Hồi Giáo.

Hỏi (H): Kinh Côran có đề cập tới Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Vậy Cha có thể giải thích về điều đó được không?
Cha Griffith (T): Thưa, đúng là Kinh Côran có đề cập đến cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria rất nhiều lần, với những ngôn từ hết sức kính trọng.
Chủ yếu là ở Chương 4, Câu 171, Kinh Côran nói về Chúa Giêsu, con của Mẹ Maria, như là Đấng Cứu Tinh, và như là sứ giả của chính Thiên Chúa; Chúa Giêsu được ví như là ngôn sứ của Thiên Chúa được sinh hạ bởi Mẹ Maria, và với bản tính thiêng liêng, Ngài trở thành sứ giả của Thiên Chúa, cũng giống như Adam là một thụ tạo, theo Chương 3, Câu 59. Và có lúc, Kinh Côran có cho biết rằng: Thiên Chúa hỏi Chúa Giêsu rằng, “Con có nói cho mọi người hãy xem con và mẹ con như là hai vị thần thánh không?-thì đó chính là câu hỏi mà Chúa Giêsu đã trả lời trong Chương 5, Câu 116, rằng “Con không được phép nói về những gì sai sự thật.” Thì rõ ràng là, theo cái nhìn của người Hồi Giáo, cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria chỉ là những con người mà thôi. Kinh Côran vẫn thường hay đề cập về Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Tinh, cùng với tên gọi là “con của Mẹ Maria,” và điều đó là hoàn toàn trái ngược hẳn với niềm tin của người Kitô giáo, xem Chúa Giêsu là người “Con Một của Thiên Chúa.” Và ở đoạn khác, thì Kinh Côran lại chối bỏ các kẻ thù đã giết và đóng đinh Chúa Giêsu trên thập tự giá, ở Chương 5, Câu 157, chính là câu mà hầu hết người Hồi Giáo muốn ám chỉ rằng, Chúa Giêsu thật sự không có chết trên thập tự giá.
Trên cơ bản, thì những đoạn còn lại trong Kinh Côran, được hầu hết người Hồi Giáo tin rằng Chúa Giêsu sẽ đóng vai trò phán xét vào ngày sau. Những người Hồi Giáo thần bí sùng kính Chúa Giêsu như là một mẩu người thánh thiện.
(H): Đối với người không phải là Hồi Giáo, dường như Kinh Côran có rất nhiều mâu thuẩn trái ngược. Thế thưa Cha, làm cách nào mà người Hồi Giáo có thể nhận biết về điều đó?
(T): Thưa, những mâu thuẩn trái ngược mà những người không phải là Hồi Giáo nêu ra trong Kinh Côran được thể hiện dưới rất nhiều góc cạnh khác nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài của bản văn.
Về mặt bên trong, chẳng hạn, những người không phải là Hồi Giáo thường chỉ ra những mâu thuẩn trái ngược hay sự đảo lộn về cách suy nghĩ và thực hành của tiên tri Mohammed giữa các giai đoạn của Mécca và của Medinan. Còn xét về mặt bên ngoài, thì họ có trích ra những điểm khác biệt giữa cách tường thuật lại những nhân vật có trong Kinh Thánh khi họ xuất hiện trong Kinh Côran và trong Torah hay là trong Sách Thánh.
Những người Hồi Giáo không coi những điểm khác biệt đó là trái ngược nhau. Và chính vì thế, họ cho rằng cách nhìn nhận về những điểm trái ngược mâu thuẩn của những người không phải là Hồi Giáo chính là vì sự thất bại trong khoa chú giải văn bản cổ, từ đó khó mà có thể dẫn đến sự hiểu biết tường tận các câu trong Kinh Côran theo cách hiểu của riêng họ, hay trong bối cảnh của một cộng đồng Hồi Giáo.
(H): Thưa Cha, những yếu tố nào trong Kinh Côran có thể mở ra một đường hướng đối thoại về đa tôn giáo, và đâu là những yếu tố làm giới hạn việc đối thoại đó?
(T): Thưa, rất nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Kinh Côran khuyến khích cuộc đối thoại với những người Do Thái và Kitô giáo, là những “Người của Kinh Thánh,” được đề cập 54 lần trong Kinh Côran. Ví dụ như ở Chương 10, Câu 94 nói rằng, “Nếu các con nghi ngờ về điều mà Chúng Ta đã gởi xuống cho các con, thì hãy đi và hỏi những ai đang đọc kinh thánh trước các con.” Chương 29, Câu 46, thì công bố rằng: “Đừng nên tranh cãi với những Người của Kinh Thánh, hãy nên làm điều đó theo đường lối công bằng nhất, trừ phi, họ là những tên tội phạm tày trời, và nói rằng “Chúng tôi tin về những điều đã truyền dạy xuống cho chúng tôi và cho chính anh. Thiên Chúa của chúng tôi, và Thiên Chúa của anh chỉ là một và đối với Ngài, chúng ta chỉ là kẻ yếu hèn mà thôi.”
Thế nhưng, cũng có một số mâu thuẩn. Đó là trường hợp Kinh Côran đưa ra lời chỉ trích rất nặng đối với những tín ngưỡng và việc thực hành tín ngưỡng của người Kitô lẫn Do Thái giáo. Kinh Côran nhìn nhận tín ngưỡng của mình là cao siêu, vượt qua những rằng biên giới tôn giáo, như ở Chương 4, Câu 171; và Chương 5, Câu 77 chẳng hạn, và nhìn nhận thái độ phổ quát của nó rất trái ngược về mặt luân lý. Ở Chương 5, Câu 82, Kinh Côran nói rằng: những người Kitô giáo là “những người yêu thương gần gũi nhất đối với những người tin.” Trong khi đó, cũng ở Chương 5, Câu 51, Kinh Côran lại nói rằng: “Đừng đối đãi với họ như là những người bạn.” Còn ở câu khác, tức ở Chương 2, Câu 120, Kinh Côran lại nói rằng: “Không có một người Do Thái lẫn Kitô giáo nào bằng lòng với anh cho đến khi anh phải theo tôn giáo của họ.”
Và trong nội bộ xã hội Hồi Giáo, như đã được mường tượng và hình dung trong Chương 9, Câu 29, thì những Người của Kinh Thánh lại bị buộc phải trả một loại thuế đặc biệt khi đi bầu cử và phải chấp nhận coi mình là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, để đổi lấy sự bảo vệ của pháp luật, hay còn lại là sự bảo vệ của "dhimmah," của những người Hồi Giáo, và chính vì thế, tính từ "dhimmi," hay "được bảo vệ theo pháp luật" được đem ra áp dụng cho cả những người Kitô lẫn Hồi Giáo.
Tuy vậy, Kinh Côran cũng còn đưa ra một số điểm tương đồng cho cuộc đối thoại liên tôn giáo. Một trong những điểm quan trọng nhất đó chính là tầm quan trọng về đức tin của giáo trưởng Abraham. Trong khi đó ở Chương 3, Câu 67, thì Abraham không được coi như là một người Do Thái giáo lẫn một người Kitô giáo, nhưng chỉ là một người theo thuyết độc thần biết phủ phục mà thôi. Và Kinh Côran cũng còn nói về “tôn giáo của Abraham” bằng những ngôn từ rất giống với những ngôn từ được cả người Do Thái và Kitô giáo dùng. Kinh Côran nói về Abraham như là người bạn của Thiên Chúa; cũng như trong Sách Isaiah đoạn 41, câu 8 và trong sách Gioan, đoạn 2 câu 23.
(H): Thưa Cha, theo Cha, thì điều gì đã lôi cuốn người Tây Phương cải sang Đạo Hồi?
(T): Thưa, có rất nhiều nguyên do liên quan đến việc thu hút nhiều người vô Đạo Hồi từ Phương Tây.
Xét về mặt tích cực thì, Đạo Hồi có tính thuyết phục, biết điều, không nhân nhượng giống hệt như trong kinh thánh. Về mặt luân lý, nó có vẽ thuyết phục, vì lẽ rất nhiều quốc gia hiện đại và sau thời kỳ hiện đại xem nó như là vừa hiện thực lại vừa chính trực. Tính tiên tri hóa của Kinh Côran đưa ra những phỏng đoán rất ăn khấp với việc tự cảm nhận lấy qua những yếu tố tích cực trong những thời kỳ mạc khải xa xưa, cùng với những lý do giải thích tại sao những dân tộc xưa cổ đã không biết cách nhìn nhận nó một cách trung thực.
Lịch sử và truyền thống của Hồi Giáo qua nhiều thời đại và nơi chốn khác nhau, đã làm sản sinh ra trong xã hội những thành tựu rất đáng nể về mặt tri thức lẫn khoa học. Rất nhiều người Phương Tây tìm thấy sự thu hút về những bí ẩn của Hồi Giáo; trong khi đó những người khác thì xem Đạo Hồi như là một câu trả lời hữu hiệu về mặt tôn giáo đối với những gì họ thấy đang sa đọa, bệnh hoạn ở thế giới Phương Tây hiện đại.
Còn xét về mặt tiêu cực thì, những người Kitô giáo nào bị cuốn hút bởi Đạo Hồi là những người thiếu hiểu biết về lịch sử và những giảng dạy của Giáo, và như thế họ rất dễ bị lừa bởi những cuộc tấn công quá khích về những học thuyết, về những thực hành và về lịch sử của Giáo Hội. Họ thờ ơ về những đối đáp của Giáo Hội đối với những chỉ trích của Hồi Giáo về Đạo Kitô giáo. Những khiếm khuyết và những thất bại về mặt luân lý mà họ biết được tại các cộng đoàn Kitô giáo, đôi khi làm họ mất tinh thần, và họ quên rằng, những lỗi lầm đó, đều xảy ra ở tất cả những cộng đồng đức tin khác, kể cả Hồi Giáo.
Chủ nghĩa thế tục và vật chất hóa hiện đang thịnh hành tại xã hội Phương Tây đã dẫn đến việc họ cải sang Đạo Hồi vì chỉ có ở Đạo Hồi, họ có thể tìm ra được một thứ thuốc giải độc hữu hiệu cho vấn đề đó. Đôi khi, những người cải sang Đạo Hồi là vì họ không muốn nổ lực để có một cuộc sống thủy chung của người Kitô giáo, hoặc là họ không muốn tuân theo, chỉ vì họ nhận được sự ủng hộ và hướng dẩn về mặt tinh thần từ những người Hồi Giáo chân chính và ngay thẳng.

Nguồn: VietCatholic

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Mười Điều Lãng Phí


Để hoàn thành cuộc đời có ý nghĩa,
bạn chớ coi thường một trong 10 điều thiết yếu sau.

Đó là những điều người ta hay lãng phí thay vì tận dụng nó.

1. Sức khoẻ:
Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề. Họ làm như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

2. Thời gian:
Thời khắc "vàng ngọc" qua đi không thể lấy lại được.
Vậy mà không hiếm kẻ ném giờ làm việc qua cửa sổ.
Mỗi ngày, hãy nhìn lại mình đã làm được điều gì.
Hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!


3. Tiền bạc:
Nhiều người có tiền là mua sắm, tiêu xài vội vã hoang phí.
Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ lại phải đi vay mượn.
Ai không biết tiết kiệm,
sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

4. Tuổi trẻ:
Là quãng thời gian con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ
để làm những điều lớn lao.
Vậy mà có người đã quên mất điều này.
"Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai
phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

5. Đọc sách:
Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc,
khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng.
Nhờ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú.
Thật phí "nửa cuộc đời" nếu bạn lười đọc sách !

6. Cơ hội:
Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời.
Cơ may có thể biến bạn thành giám đốc hay một tỷ phú.
Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay,
bạn khó có thể tiến về phía trước.

7. Nhan sắc:
Là vốn quý nhất của phụ nữ. Có nhan sắc,
bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác.
Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn.
Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

8. Gia đình :
Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân".
Thực tế khi sống một mình, bạn rất cô đơn
và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con.
Bận bịu gia đình chính là một niềm vui.
Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

9. Du lịch:
Một vĩ nhân đã từng nói : "Khi đi du lịch về,
người ta lớn thêm và chắc chắn trái đất phải nhỏ lại".
Đi một ngày đàng học một sàng khôn!

10. Học tập:
Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công
hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết.
Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy !

http://gxdaminh.net/tai-lieu/3908-slides--muoi-dieu-lang-phi.html

Ý nghĩa chữ IHS trên bánh lễ



Chắc đã có lần bạn từng thắc mắc khi thấy chữ IHS trên bánh lễ, tại bàn thờ hay nhà tạm Thánh Thể. Những chữ đó là viết tắt của các từ nào và có nghĩa là gì.

Có nhiều cách giải thích tùy theo ngôn ngữ bạn chọn. Theo tiếng Việt sẽ là Jêsu Hằng Sống. Theo tiếng La tinh, sẽ là Jesus Hominum Salvator, nghĩa là Chúa Giêsu Đấng cứu độ nhân loại.

Còn có cách giải thích khác nữa, là do các chữ La tinh In Hoc Signum (Vincit) trong chuyện hoàng đế Constantin, hoặc theo chữ viết Hi lạp thì thuần túy là chữ viết tắt Danh của Chúa Giêsu.

Nguồn “Niềm vui khám phá” - ducme.tv

Vui

Cha ơi! Ngày hôm nay con cảm thấy vui và bình an lắm. Cha có biết vì sao không? Tối nay gia đình con đã ngồi đọc kinh chung đó. Cha có biết đây là niềm ao ước của con lâu lắm rồi không Cha?
Vậy là Cha cũng nhận lời con rồi. Con muốn cầu xin cho gia đình con biết cùng nhau hiệp dâng lên Cha những giờ kinh như vậy lắm. Con cám ơn Chúa. Cám ơn Mẹ.
Weed
thứ 3 ngày 27-09-2011

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Cám Dỗ





E-mailPrint
Đã mang thân phận con người, chẳng ai thoát khỏi cám dỗ. Cám dỗ luôn thường trực trong cuộc sống hằng ngày, như tấm lưới mạng nhện khổng lồ sẵn sàng chụp xuống để bao bọc và giết chết con mồi. “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”, đối diện với cám dỗ cũng là dịp để chúng ta khẳng định mình, nhờ đó mà có thêm kinh nghiệm trên bước đường trần gian.
Cám dỗ là gì?
– Là khơi dậy lòng ham muốn đến mức làm cho sa ngã (Từ điển Wiktionary).
– Là tìm mọi cách quyến rũ làm việc gì không hay (Từ điển từ và ngữ Việt Nam – Nguyễn Lân, nxb Tp HCM 1998).
Hai định nghĩa trên cho thấy động lực của cám dỗ đều là xấu, đi ngược lại với luân thường đạo lý và để lại những hậu quả không tốt nơi bản thân cũng như nơi những người xung quanh.
Cám dỗ chẳng buông tha ai. Khi suy nghĩ về cuộc đời, cụ Tú Xương đã phải thốt lên:
“Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà”.
Đối với cụ Tú Xương, là người vui với rượu, buồn với trăng và chí thiết cùng thơ, chỉ có “ba cái lăng nhăng” được nhận diện trong một đại dương những cám dỗ đang muốn nhấn chìm con người. Trong thực tế, những cơn cám dỗ không dừng lại ở con số thống kê, nhưng nó đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Cám dỗ thường núp bóng dưới những ngôn từ bóng bẩy và những lời mời chào đường mật. “Mật ngọt chết ruồi”, biết bao người đã dại dột ảo tưởng nghe theo và khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn màng. Trong thời buổi kinh tế thị trường, những cơn cám dỗ cũng kèm theo một “nghệ thuật tiếp thị” với những viễn tượng huy hoàng đầy ma lực hấp dẫn. Xin đưa ra vài nhận định về những loại hình cám dỗ trong cuộc sống hôm nay.
1- Loại hình cám dỗ thứ nhất là phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa
Núp dưới những danh từ rất ấn tượng như “nhân bản”, “tự do”, “giải phóng”, một số người muốn phủ nhận Thiên Chúa và tuyên dương chủ nghĩa vô thần. Họ hô to khẩu hiệu: “Thiên Chúa đã chết”, hoặc “Tôn giáo là thuốc phiện mê dân”. Họ coi con người chính là những “thượng đế”. Họ phủ nhận mọi tôn giáo cũng như các thần linh. Đây cũng là cơn cám dỗ của ông bà nguyên tổ Ađam và Evà. Con rắn đã dùng những lời ngọt ngào để dụ dỗ ông bà bỏ qua lệnh truyền của Chúa. Vì muốn được ngang hàng với Thiên Chúa, ông bà đã phủ nhận thân phận thụ tạo của mình. Khi muốn “biết sự thiện sự dữ”, ông bà không chỉ muốn trở nên những người khôn ngoan, nhưng còn muốn nắm quyền bá chủ, vì biết sự thiện sự ác là vai trò của một quan tòa, nhằm đưa ra những kết luận để tuyên phạt các tội nhân. Trong xã hội hôm nay, do ảnh hưởng của chủ thuyết tương đối, người ta muốn cào bằng mọi tôn giáo cũng như mọi giá trị luân lý. Thiên Chúa bị xếp chung với một mớ tổng hợp các loại thần linh. Nơi một số tín hữu công giáo, đức tin cũng bị chao đảo: họ vừa tin Chúa vừa tin bói toán và mê tín dị đoan. Hiện tượng này có thể được gọi bằng một danh từ xem ra nghịch lý: tôn giáo vô thần. Bởi lẽ chúng mang danh tôn giáo mà lại không có đức tin hoặc nếu có thì đó là một đức tin cầu lợi. Thay vì tôn nhận Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên mình, con người hôm nay lại đang sáng tạo ra một “thiên chúa” dị dạng theo tham vọng của họ. Không có Thiên Chúa hiện hữu, cuộc sống này sẽ trở nên vô nghĩa. Đức Bênêđictô đã quả quyết: “Một nền nhân bản loại trừ Thiên Chúa là một nền nhân bản phi nhân” (Thông điệp Bác ái trong Chân lý, số 78).
2- Loại hình cám dỗ thứ hai là tôn thờ của cải vật chất
Trong nền kinh tế thị trường, xã hội bị biến đổi thành một cái chợ mênh mông. Chợ là nơi mà lợi nhuận là mục đích hàng đầu. Đó cũng là nơi người mua kẻ bán chẳng ai tin nhau, dù có là xóm làng thân thích. Khi cuộc sống này đã biến thành chợ, thì mọi sự đều có thể trở nên hàng hoá. Từ đất đai, nhà cửa cho đến tình nghĩa vợ chồng; từ con cá mớ rau cho đến tình thân huyết nhục. Tất cả đều có thể trở nên một món hàng để người ta mua đi bán lại. Tiền bạc vật chất đã gây ra biết bao xung đột khiến tình huynh đệ tương tàn, vợ chồng xa cách. Người ta vì vật chất mà đánh đổi cả tương lai, chấp nhận những cuộc hôn nhân như một canh bạc đỏ đen may rủi. Cũng vì lợi nhuận mà nhiều người chấp nhận làm những ngành nghề hái ra tiền một cách nhanh chóng, nhưng đó cũng là lý do dẫn họ vào tù. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay: “Sự tôn thờ của cải không những làm cho ta xa lìa tha nhân, mà còn làm cho con người trở nên trống rỗng, bất hạnh, bị lừa đảo, bị ảo tưởng mà không thực hiện được điều của cải hứa hẹn, vì con người đặt vật chất vào chỗ của Thiên Chúa là nguồn mạch duy nhất của cuộc sống” (Trích Sứ điệp Mùa Chay 2011). “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia… Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13). Đức Giêsu mời gọi chúng ta tỉnh táo khôn ngoan trong việc sở hữu và sử dụng của cải nhất thời.
3- Loại hình cám dỗ thứ ba là sự hằn thù, chia rẽ
Vào thời điểm mà người ta không tin có hoạt động của ma quỷ, thì chính là lúc Satan đang hoành hành. Satan chính là kẻ nói dối, là tên sát nhân ngay từ ban đầu của lịch sử (x Ga 8,44). Trong vườn địa đàng, con rắn “ỡm ờ” nói với bà Evà: “chẳng chết chóc gì đâu, nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện, điều ác” (St 3,4-5). Qua những lời kích động này, ma quỷ gieo vào lòng bà sự nghi ngờ Thiên Chúa, xem ra Thiên Chúa không thương ông bà thực sự. Dường như Ngài là “lực cản” khi ông bà muốn vươn tới hạnh phúc. Lời cám dỗ ngọt ngào của con rắn còn được minh hoạ bằng sắc đẹp và hương vị của trái cấm: “Người đàn bà thấy rằng cây đó ăn thì ngon, trông thật sướng mắt” (St 3, 6). Ngày nào cũng đi dạo trong vườn, mà chỉ hôm nay bà Evà mới thấy trái cây vừa đẹp vừa ngon! Thế rồi bà Evà đã phạm tội vì nghe “những lời có cánh” của con rắn. Tội đã chia rẽ mối thân tình giữa Chúa với ông bà. Còn đâu nữa những buổi đàm đạo với Chúa trong làn gió hiu hiu mỗi khi chiều về? Satan cũng là kẻ cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa, nhằm mục đích phá huỷ chương trình của Thiên Chúa.
Trong mối tương quan đời thường, lý do dẫn đến chia rẽ rất đa dạng: có thể do vây cánh, họ hàng; có thể vì lợi lộc vật chất. Có trường hợp người ta chia rẽ nhau vì những lý do rất “thánh thiện”, như bất đồng quan điểm trong việc tổ chức hội đoàn, kinh lễ. Vì ích kỷ nên chẳng ai chịu ai, nên chia rẽ sinh ra từ đó.
Một loại hình cám dỗ mang ý đồ chia rẽ cũng xuất hiện qua những phương tiện thông tin. Theo tâm lý thông thường, người ta dễ tin dư luận xấu hơn là dư luận tốt. Những thông tin tiêu cực về một cá nhân lại được loan truyền nhanh hơn những thông tin tích cực. Nhiều tác giả đã không ngần ngại bẻ cong ngòi bút vì mục đích lợi nhuận hoặc vì muốn hạ bệ, tiêu diệt người khác. Không ít người đã cả nể dễ tin và rơi vào cạm bẫy của những cơn cám dỗ này.
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”
Mỗi khi Mùa Chay về, phụng vụ giới thiệu với chúng ta hình ảnh Đức Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa. Cách nói “tên cám dỗ” của Thánh Mátthêu cho thấy ma quỷ mang hình hài một con người, với những lời vừa ngọt ngào, vừa thách thức: “Nếu ông là con Thiên Chúa…”. Lời của tên cám dỗ mang cùng một âm hưởng với lời của con rắn vào thuở ban đầu của lịch sử. Bị cám dỗ về bánh ăn khi đang đói, Đức Giêsu còn bị lôi kéo để thử thách quyền năng Thiên Chúa và sở hữu quyền lực trần gian. Đức Giêsu đã chiến thắng những mưu mô của ma quỷ bằng Lời Hằng Sống và bằng niềm xác tín nơi Chúa Cha.
Khi nào thì người ta mắc tội “sa chước cám dỗ?” Đối diện với cám dỗ, con người có tự do chấp nhận ngả theo hoặc chống lại. Cám dỗ mới chỉ là những hình ảnh, lời nói, môi trường hoàn cảnh “khơi dậy lòng ham muốn”. “Cám dỗ” trở thành “tội lỗi” khi người ta tự do ưng thuận và thoả hiệp với điều xấu. Đức Giêsu đã đối diện với cám dỗ và Người đã chiến thắng. Chúng ta cũng sẽ chiến thắng cám dỗ, nếu sống đời nội tâm sâu xa và thực thi Lời Chúa.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Người đang hiện diện để nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến cam go của hành trình nên thánh. “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, lời cầu nguyện do Đức Giêsu dạy, sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự bình an.
+ Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Giáo Hội trên cánh đồng truyền giáo

 

Trong bài „ Vài việc cần nhấn mạnh trong việc truyền giáo“ đức Cha GB. Bùi Tuần nói đến ba điểm nền tảng cho truyền giáo. Hay đúng hơn về đời sống cùng nội dung bản chất người đi ra làm việc truyền giáo: Ðiểm Khởi hành, điểm căn bản phải bám vào và điểm dấu chỉ.

Những suy tư thao thức. Phải, những hướng dẫn đóng góp cụ thể của đức cha GB. Bùi Tuần, có tích cách ngôn sứ đó, có lẽ cũng là những thao thức, thắc mắc vẫn luôn bao trùm trong đời sống Giáo hội xưa nay. Và nhất là nơi các người có trách vụ huấn luyện những người trở thành nhà truyền giáo cho Giáo hội Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và ngày mai!

Về phía người muốn, hay đang tìm hiểu để đi làm việc truyền giáo cũng không dễ dàng nhận ra, hay nói được là mình có ơn kêu gọi hay không có ơn kêu gọi.

Ơn kêu gọi là một tiếng gọi linh thiêng thôi thúc, vang lên tự tận thâm sâu của tâm hồn con người. Nhưng không vì thế, mà có thể nói nó bâng quơ vô hình vô sắc vô thanh. Trái lại, nó có điểm bám nơi con người. Nó có thể nhận diện đặt tên tuổi được.

1. Điểm khởi hành: ơn Gọi đi tu

Xưa nay trong Giáo Hội, hễ nói đến Ơn Gọi, ơn thiên triệu là nghĩ ngay đến đi tu hoặc làm linh mục, hoặc làm tu sĩ trong nhà Dòng nữ hay nam.

Nói đến đi tu, người lớn bậc ông bà, cha mẹ, nhất là người Công giáo Việtnam, thích ngay và mong muốn cho con cháu mình đi vào sống con đường ơn Gọi tu trì.

Nhưng nơi người Trẻ, thời buổi ngày nay - hình như ngày xưa cũng vậy! - thì lại khác. Lúc còn thơ bé, nếu cha mẹ hỏi em: sau này con có muốn đi tu, như cha X hay như Dì Phước Y không? Ðứa bé nở nụ cười gật đầu rồi chạy đi chơi!

Ðến khi lớn khôn, nhất là từ lứa tuổi vỡ tiếng dậy thì, bạn trẻ nữ cũng như nam, hầu hết đều nói với vẻ ái ngại: Con không biết nữa!

Hay có bạn bạo dạn hơn nói ngay: Thôi, không thích đi tu đâu! Ði tu chán lắm!

Nếu thử tìm lý do tại sao Bạn Trẻ lại ái ngại không thích theo Ơn Gọi đi tu, có lẽ sẽ không thể nào kể ra hết được. Vì nó đa dạng.

Nhưng những lý do tại sao bạn trẻ theo ơn gọi đi tu cũng đa dạng hấp dẫn không kém!

2. Điểm căn bản: Hãy đứng dậy.

Ngay từ khi còn thơ bé, ai cũng cần lời an ủi thúc đẩy cỗ võ tinh thần, cố tiến lên xắn tay áo bắt tay vào việc. Người trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều mơ tưởng ước vọng tốt đẹp. Nhưng họ cũng có nhiều do dự ngại ngùng.

Những do dự ngại ngùng làm họ chùn bước, nhất là khi họ phải đối diện với một bên là tiếng Gọi đi làm việc truyền giáo cho niềm tin đạo giáo, một bên là cám dỗ chống lại hay một mời gọi nào sống dễ dãi thích thú hơn…

Ðức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, vị giáo hoàng của giới trẻ ngày nay đã tâm tình cùng họ: „ Tin Mừng Thánh Luca tả lại một cảnh gặp gỡ: Phía đàng bên kia là một đám tang. Người ta đang rước quan tài con trai của một góa phụ ra nghĩa trang. Một bên khác ngược chiều có Chúa Giêsu đang đi với các Tông đồ. Họ đang nghe Chúa Giêsu nói truyện…

Cha nghĩ, ngày nay cũng có đám tang như như vậy dọc đường, như ngày xưa ở đường phố bên Na-im. Ðó là trường hợp:

Khi các con lâm vào cảnh thất vọng, hồ nghi.

Khi các con bị chói lòa bởi những hình ảnh ảo tưởng của một xã hội tiêu thụ lôi cuốn vào con đường xa sự tốt lành chân thật, mà đi theo con đường xấu xa tội lỗi.

Khi những khuyến dụ nổi lên trong các con: tất cả đều đồng dạng, đều chỉ là bề mặt trôi nổi. Vì những sự xấu xa tội lỗi và đau khổ trong thế giới làm các con hồ nghi tình yêu thương và sự hiện diện của Chúa giữa con người.

Khi các con luôn hằng khao khát mong chờ đi tìm nguồn suối nước làm thỏa mãn cơn khát từ trong tâm hồn và một tình yêu chân chính trong lành. Nhưng các con lại không tìm gặp được. Vì những cảm giác hỗn độn nổi lên trong đời sống ngăn cản các con.

Chính trong giây phút đó Chúa Giêsu đến với mỗi người các con, như Người ngày xưa đã đến với người thanh niên thành Na-im. Ngài nói với các con lời thúc đẩy đánh thức: Hãy đứng dậy!

Cha mời gọi các con tiếp nhận lời mời gọi này, như lời thúc dục phấn chấn tinh thần đời sống các con!“ (Cùng các Bạn Trẻ ở Bern, Thụy sĩ, Expo 2004)

3. Điểm dấu chỉ

3.1. Nhận ra ơn Gọi của mình

Hai Bạn Trẻ nam nữ yêu nhau. Vì họ bắt gặp được tần số làn sóng của nhau.

Với ơn Gọi từ trời cao cũng thế.

Nhiều bạn đã đọc tìm ra ơn Gọi tu trì qua sự giáo dục trong gia đình, qua gương sáng sống đạo đức tình người của cha mẹ mình, qua gương đời sống của một linh mục, của một nữ tu hay một thầy dòng, mà họ đã gặp gỡ hay cùng trải qua trong đời sống; qua lời nói gợi ý của thầy dậy hay một người nào đó, qua lời kinh câu hát trong nhà thờ, qua cùng sinh hoạt hội đoàn trong xứ đạo, qua một bài báo hay chương sách đã đọc nói về Thiên Chúa về con người, về lòng bác ái vị tha của những vị Thánh cao cả, hay của những người có lòng xả kỷ hy sinh đời sống cho con người đau khổ bất hạnh…

Làn sóng Tiếng Gọi của Chúa từ trời cao rất đa dạng, và luôn hằng phát tỏa đến mọi tâm hồn sẵn sàng đáp trả: Vâng con đây. Xin Chúa cứ nói!

Ðức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đã tâm tình cùng các Bạn Trẻ về nhận ra Ơn Gọi như sau:

„ Các con đừng ngần ngại đáp trả lại tiếng Chúa gọi! Ngài đang chờ đợi câu trả lời của các con. Trong sách Xuất hành (Xh 3,1-6,9) nói về việc Thiên Chúa kêu gọi, trước hết Ngài thức tỉnh lòng con người, Ngài đang có mặt giữa bụi gai đang cháy rực.

Nếu chúng ta khởi sự chỉ cho Ngài ý thích của chúng ta, Ngài sẽ gọi chúng ta đích danh.

Nếu câu trả lời của chúng ta chắc chắn qủa quyết, như ngày xưa Mose đã nói với Thiên Chúa: Này con đây! (XH 3,4), Ngài sẽ nói chỉ cho rõ ràng hơn, như ngày xưa Ngài đã nói với Mose về hoàn cảnh thương tâm, về tình yêu của Ngài với dân Do Thái đang lâm vào hòan cảnh khốn khó hoạn nạn.

Dần dần Ngài sẽ soi lòng mở trí chúng ta khám phá ra cách này cách khác tiếng gọi của Ngài: Cha muốn sai con đi!

Thông thường sự lo âu sợ hãi làm đời sống trở nên bất an và gây khó khăn cho quyết định nghe theo tiếng Ngài gọi. Những khi gặp như thế, các con nhớ tới lời hứa của Chúa: „Con đừng sợ!Cha luôn hằng cùng đồng hành bên con.“ (Xh 3,12).

Mỗi Ơn Gọi là một kinh nghiệm của từng cá nhân về lời Chúa hứa: Con đừng sợ! Cha luôn hằng cùng đồng hành bên con“. Những lời này thấm nhập và tạo niềm xác tín vào tận tâm hồn mỗi người. Với cha, lời này có sức mạnh lôi cuốn thuyết phục đời cha rất nhiều.

Như chúng ta thấy đó, mỗi Ơn Gọi làm tông đồ cho Chúa nảy sinh từ lòng tin tưởng vào lời của Chúa và bao gồm việc sai đi để loan báo lời Chúa.

Có những người đã biết ngôn ngữ của Tin mừng. Có những người chưa biết đến ngôn ngữ đó. Như trường hợp ngôn ngữ Ơn gọi làm tông đồ thừa sai. Lời Chúa với một số người còn xa lạ. Vì họ chưa nghe nói đến bao giờ. Ðó là điều có thể khó khăn. Nhưng người đi làm việc Tông đồ truyền giáo biết rằng, họ không một mình. Lời Chúa hứa với họ: „ Cha luôn hằng cùng đồng hành bên con“.

Cha cầu nguyện hằng ngày cho các Bạn trẻ Công giáo trên thế giới biết lắng nghe tiếng Chúa kêu Gọi, và sẵn sàng trả lời, như lời trong Thánh vịnh: Lạy Chúa, số mạng con chính Ngài nắm giữ. ..Con luôn nhớ có Chúa trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ“ (Tv 16, 5.8.)“ (Bài giảng với giới trẻ ở Manila 1995)

3.2. Ơn Gọi đi tu nhà Dòng

Ðời sống có ý nghĩa gì? Có một khuôn mẫu nào cho đời sống không?

Các Bạn Trẻ cũng đã có lần nghe nói hoặc đã từng nói chuyện với một Nữ Tu hay một cha dòng mang áo dòng nâu, đen hay trắng nào đó…Tôi chắc qua cuộc gặp gỡ với những người tu trì như thế, các Bạn cũng có thể đã suy nghĩ về câu hỏi ở trên.

Các Nữ tu hay các Nam tu sĩ là những người nghe theo tiếng Gọi vào sống chung trong một nhà Dòng, như Dòng Ðaminh, Dòng Phan-xi-cô, Dòng Tên, Dòng lo việc truyền giáo, Dòng Mến Thánh Gía, Dòng Ursuline, Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh-Sơn, dòng Ngôi Lời…

Nhà Dòng là gia đình của họ. Họ dấn thân suốt đời cho nhà Dòng. Và nhà Dòng lo cho cuộc sống của họ lúc còn sống cũng như lúc qua đời; lúc khoẻ mạnh còn trẻ, cũng như lúc yếu đau tuổi gìa. Họ sống theo tôn chỉ:

- Ðời sống khó nghè : mọi sự là của chung

- Nếp sống vâng lời trung thành với nhà Dòng : không theo ý riêng mình,

- Và đời sống thanh tịnh không lập gia đình : nhà Dòng là gia đình của mình.

là khuôn mẫu cho đời sống. Khuôn mẫu đời sống đó lẽ dĩ nhiên đặt trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Với nhiều Bạn Trẻ đó là lý tưởng!

Ðúng vậy. Nhưng đó là điều hiện thực đã có từ hàng mấy trăm năm nay trong đời sống Giáo hội công giáo khắp nơi trên thế giới.

Với nhiều Bạn Trẻ đó cũng là điều khó và có vẻ xa lạ cao vời!

Chính như vậy. Nhưng không phải là điều không có thể không làm được. Vì từ ngàn năm nay trong Giáo Hội luôn có những tâm hồn quảng đại nghe theo tiếng gọi, sống dân thân trong các nhà Dòng tu viện. Và các nhà Dòng có cuộc sống phát triển không những chỉ về mặt đạo đức tâm linh. Nhưng còn cả trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật, khoa học, giáo dục học đường, bác ái lo con người, tới mức cao vượt được kính trọng nổi tiếng trong xã hội, như Dòng Tên, Dòng Ðaminh, Dòng Thánh Benedicto, Dòng Bác ái thừa sai của Mẹ Á Thánh Terexa…

Phải chăng những người như thế sống trong mơ tưởng xa rời thực tế đời sống ?

Không phải thế đâu. Dám mơ ước sống dấn thân về một đời sống xa lạ cao vời không là hoang đường tưởng tượng. Nhưng là lối sống hướng về ngày mai, về điều tốt đẹp ngay lành trong sáng. Họ kiên nhẫn nỗ lực hy sinh với tâm hồn vui tươi rộng mở mong đạt được điều trông chờ như tiếng Gọi hối thúc họ. Và điều đó không thể đạt được bằng sức mạnh, bằng tài năng trí tuệ, nhưng bằng tinh thần đơn sơ chân thành!

David Ben Gurion tâm sự: » Người nào không tin vào điều lạ thường, họ không biết đến thực tại! ».

3.3. Một hình ảnh ơn gọi linh mục sống giữa dòng đời 

Thiên Chúa khi kêu gọi Tiên Tri Giêrêmia đã nói với Ông: Con đừng nói, con còn trẻ! Cha sai con đi đâu, con cứ đi; Cha bảo con nói gì, con cứ nói. Con đừng sợ, vì Cha hằng ở cùng con để cứu giúp con ( Gr 1, 7) Làm việc cho niềm tin và cùng sống niềm tin là bổn phận căn bản. Nhưng để thực hành bổn phận đó, linh mục cần đến sự cộng tác tiếp tay của người mọi người. Linh mục không sống thay niềm tin cho ai, và cũng không thể bắt người khác sống như mình được. Hình ảnh mà tôi thấy sống động cùng nói lên được ý nghĩa đời sống linh mục là hình ảnh bác tài xế lái xe buýt.

Bác tài xế lái xe buýt chuyên chở hành khác từ trạm này đến trạm khác. Bác có trách nhiệm giữ cho xe được an toàn. Và xe dành cho mọi người. Bác lái xe đưa họ đi đến bệnh viện, ra chợ, đi nhà thờ, đến trường học, đến công viên vườn chơi giải trí, đưa đi du lịch tham quan thắng cảnh, rồi đưa họ trở về nhà.

Họ cần bác và bác làm công việc cùng đồng hành đó với niềm vui.

Linh mục cũng thế. Trong Hội Thánh nơi các xứ đạo, các giáo đoàn ông là người được tín nhiệm trao cho nhiệm vụ cùng dân Thiên Chúa sống làm nhân chứng niềm tin tình yêu của Chúa. Ông cùng đồng hành với mọi người muốn đến với niềm tin vào Thiên Chúa.

Khi họ có tâm sự vui buồn thắc mắc. Họ đến với ông. Và ông là người lắng nghe họ.

Khi họ cần đến sự trợ giúp của Chúa qua dấu chỉ của các phép Bí Tích. Ông là người được Chúa và Hội Thánh uỷ thác ban cho họ.

Khi họ cần lời an ủi cho tâm hồn. Ông là người bạn nói chuyện với họ.

Người tín hữu có niềm tin vào Thiên Chúa. Nhưng họ cần linh mục, là người hướng dẫn và cùng sống thực hành niềm tin với. Như Bác tài xế chạy xe từ trạm này tới trạm khác đón khách và đổ khách. Linh mục đón tiếp và tìm đến thăm nom người cần đến lời an ủi trợ giúp, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn lớn bé, trẻ con người lớn, nam hay nữ, bệnh tật hay khoẻ mạnh.Và sự hiện diện của ông giữa dân chúng là dấu chứng của niềm tin: Thiên Chúa hằng cùng đồng hành với con người. Tôi không dám nói tất cả các linh mục từ ngày lãnh chức linh mục là đã đỗ “Bằng lái xe buýt” như các bác tài xế xe buýt đâu. Nhưng niềm tin, tâm hồn rộng mở, lòng phấn khởi trung thành sống cho niềm tin,và sẵn sàng cùng đồng hành với những người đi tìm niềm tin nơi linh mục, có khác chi “Bằng lái xe buýt” của một bác tài xế đâu! Xe buýt khi chạy cần phải có xăng nhớt. Bác tài xế hằng canh chừng để xe lúc nào cũng có đủ xăng nhớt cần thiết. Sự trợ giúp của Thiên Chúa là “dầu xăng” cho niềm tin của chính linh mục và cho mọi người. Đó là đời sống liên kết hiệp thông với Đấng là nguồn sự sống, để đổ xăng dầu cho tâm hồn. Tôi không dám nói linh mục là người phải có năng khiếu thu hút quần chúng. Nhưng một linh mục có được, do Chúa ban cho, khả năng có sức lôi cuốn tập họp mọi người lại. Nhất là gây được hào khí niềm vui phấn khởi nơi các người trẻ, trong các buổi lễ nghi thờ phượng Chúa, cắt nghĩa về giáo lý đức tin, là điều tốt, hữu ích và rất đáng quý chuộng.

Mỗi người đều được Thiên Chúa dựng nên và ban cho một khả năng đặc biệt, không ai giống ai. Đó là tài nguyên quý báu tiềm tàng nơi mỗi người. Tài nguyên này cần phải được khuyến khích đem ra sử dụng vào công việc trình bày tin mừng của Chúa, và thu tập con người về với đạo giáo niềm tin. Linh mục không phải là Thiên Thần, cũng không phải là siêu nhân, và cũng không thuộc vào hàng khanh tướng sang trọng thần thánh, như người ta vẫn lầm tưởng và thêu dệt ca hát tung hô trong các bài hát quen thuộc, nhất là ở bên quê nhà Việtnam vào thời kỳ những thập niên năm 50., 60.70. của thế kỷ trước.

Không, ông vẫn còn là con người với sở trường và sở đoản, với mặt nhân đức và mặt yếu đuối tội lỗi.

Ông vẫn còn là con người bất toàn về mọi mặt. Chính điểm yếu đuối tội lỗi của con người ông làm nên một phần nhân cách sự sống đời ông. Vì xưa nay có ai là con người hoàn toàn đâu.

Đời ông có niềm vui hạnh phúc và mang được niềm vui hạnh phúc đến cho người khác, khi chính cuộc sống niềm tin vào Thiên Chúa của ông không trở thành xa lạ. Nhưng là nhân chứng cho niềm tin và cùng đồng hành với mọi người.

Ở những xứ truyền giáo, như Mẹ Giáo Hội ở Việtnam, các giám mục, các linh mục. các Tu sĩ nam nữ, không chỉ có bổn phận chính là lo gìn giữ lửa thiêng liêng đức tin vào Chúa, xây dựng ngôi nhà đức tin trong tâm hồn người tín hữu Chúa Giêsu Kitô trong xứ đạo, trong nhà Dòng. Nhưng các ngài còn có lo lắng việc xây dựng Thánh đường, nhà Dòng, chủng viện, nhà giáo lý chung, nhà giữ xương tro người qúa cố, nhà mồ côi, có nơi cả cất nhà giúp cho người nghèo nữa...

Những công việc này góp phần rất lớn vào việc sống đức tin, việc nối lửa cho đời, cùng góp phần vào việc xây dựng hội nhập văn hóa dân tộc.

Những việc này thật đáng hoan nghênh. Xin ngả mũ cúi chào nói lên tâm tình cám ơn và cùng chung tay góp sức vào.

3.4. Một vài chứng từ về ơn Gọi ra đi làm thợ trên cánh đồng truyền giáo.

1. Bạn Peter Rieve, người Ðức

Trong cuộc gặp gỡ các giám mục, linh mục, chủng sinh thần học, dịp Ðại Hội Giới Trẻ thế giới ngày 19.08.2005 ở Köln với đức thánh cha Benedicto 16., bạn Peter Rieve, một ứng sinh linh mục, đã thố lộ tâm tình về bước đường ơn Gọi của mình:

“….Tôi là một thanh niên lớn lên trong một xứ đạo có những sinh hoạt sầm uất. Tôi ngay từ nhỏ đã là một cậu giúp lễ, rồi vào ca đoàn nhà thờ hát lễ, tham gia sinh hoạt thanh thiếu niên ở xứ đạo. Bây giờ tôi đang là sinh viên ứng sinh linh mục theo học thần học ở tổng giáo phận Köln…Trước khi học ra trường trung học với bằng Tú tài, tôi đã có nghĩ đến ơn Gọi làm việc cho đạo giáo niềm tin. Nhưng lúc đó tôi không thể quyết định theo con đường ơn Gọi làm linh mục đó được. Tôi đã vào đại học theo học ngành kỹ sư và đã tốt nghiệp thành công cấp bậc Tiến sĩ. Tôi vào làm việc đúng ngành nghề chuyên môn là một kỹ sư và dần dần tôi cùng với một người bạn khác thành lập một hãng xưởng riêng. Công việc hãng xưởng trôi chảy. Thời gian làm việc kể là thành công kéo dài trên dưới 10 năm trời.

Càng ngày tôi càng suy nghĩ về đời sống mình và thêm thắc mắc nghi vấn về con đường tôi đang đi: Tôi sống làm việc như thế này để cho ai, cho đích điểm gì? Thiên Chúa muốn gì nơi đời sống tôi? Những câu thắc mắc này luôn luôn quay đi trở lại trong tâm trí tôi. Và càng ngày tôi càng cảm nhận ra chút ánh sáng ý Thiên Chúa muốn gì nơi tôi. Phải chăng Ngài muốn cho tôi một con đường sống khác!

Và dần dần với thời gian con đường ơn Gọi từ từ mở ra cho tôi!

Nhưng dẫu vậy thắc mắc khác lại đến xâm chiếm tâm trí tôi: Bây giờ bỏ nghề nghiệp đang kiếm ra nhiều tiền bạc, danh vọng, có bảo đảm lúc này và sau này, để bước sang con đường sống mới, để bắc nhịp cầu mới khác…như thế có đúng, hợp tình hợp lý không?

Với ân đức của Thiên Chúa, tôi đã tìm thấy câu trả lời cho mình. Và từ hai năm nay tôi trở thành ứng sinh linh mục của tổng giáo phận Köln. Lòng tin tưởng vào Chúa dẫn đường đồng hành trong đời sống giúp tôi can đảm và niềm vui dấn thân cho Ơn Gọi.”

Chín chắn, xác tín và can đảm hơn, tưởng ít có tâm hồn như vậy!

2. Cha sở Felix

Cũng trong dịp gặp gỡ ở Köln, ngày 19.08.2005, linh mục Felix, một cha sở bên nước Kasachtan thuộc Liên bang xô Viết cũ, đã nói về ơn Gọi trở thành linh mục của mình:

“ Kính thưa đức thánh cha,

Con là một linh mục sinh ra lớn lên ở vùng nhà quê đất nước Kasachtan. Ðức tin vào Thiên Chúa do cha mẹ, ông bà của con đã gieo trồng, ghi khắc đậm nét nơi con, trong thời kỳ khó khăn bị theo dõi, nếu sống trung thành theo niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và vào Hội Thánh Công giáo.

Khi con còn nhỏ. Bà nội con đã dậy con cách cầu nguyện cùng Chúa Giêsu Kitô. Ở nhà con học kinh, học cầu nguyện. Nhưng đi đến trường học, con bị mất niềm tin vào Chúa. Vào thời kỳ cộng sản liên bang sô-viết người ta hỏi con: Bà nội con đã học mấy năm ở trường học? Con trả lời là hai năm.

Họ nói với con: Nghe đây bạn nhỏ, bây giờ bạn học nhiều năm hơn bà nội của bạn rồi. Bạn bỏ cách xa bà nội bạn rất nhiều. Bạn biết nhiều hơn bà nội và như vậy bạn không cần phải tin vào Thiên Chúa làm chi nữa!”

Sự độc đoán đó đã phá hủy đức tin của con. Con lớn dần trong thế giới thành người vô thần. Con đã trở thành người lính trong quân đội Sô viết. Trong thời gian này con nhìn thấy nhiều cảnh đè nén bất công, không còn biết đếm xỉa, để ý gì đến con người ngay giữa những bạn lính đồng đội với nhau...

Con buồn và thất vọng. Từ lúc đó con bắt đầu suy nghĩ về đời sống của mình.

Nhân ngày về thăm nhà, gặp lại cha mẹ ông bà. Con kể cho ông bà nội nghe những gì con thấy và những gì con suy nghĩ. Bà nội con nhìn con nói: Con ơi, con phải bắt đầu cầu nguyện lại đi thôi! Thiên Chúa tình yêu sẽ giúp con”.

Những lời chân thành đó của bà nội con khác nào như một ân đức giúp soi sáng tâm trí con lúc đó. Con bắt đầu viết lại kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng Maria học thuộc lòng và cùng cầu nguyện với bà nội con.

Trở về đơn vị làm nhiệm vụ. Nhưng lúc nào con cũng đọc nhẩm lại những lời kinh đó. Và từ từ con cảm nghiệm tận trong thâm tâm sự hiện diện của Chúa bên con, rồi có tiếng thì thầm trong tâm hồn con: Hãy tin tưởng nơi Cha!

Sau khi mãn hạn đi lính, con trở về nhà bằng an. Từ lúc đó con cầu nguyện lần chuỗi mân côi nhiều và bắt đầu đọc sách Kinh Thánh. Ðức tin của con vào Thiên Chúa được củng cố thêm và sau hai năm con đã tìm thấy Ơn Gọi con đường làm linh mục…”

Chân thành đơn sơ, tràn đầy lòng khiêm cung và chan chứa lòng tin tưởng như cha sở Felix, thật hiếm có!

3. Ðức Thánh Cha Benedicto XVI. của chúng ta

Ngày 19.04.2005 sau khi được chọn bầu là Giáo hoàng của Giáo hội, đức thánh cha mới Benedicto 16. bước ra bao lơn cửa sổ đền thờ Thánh Phero chào mừng tòan dân Thiên Chúa:

“Anh chị em thân mến,

Sau vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại của chúng ta, các đức Hồng Y đã chọn tôi, một người thợ làm công khiêm hạ trong vườn nho của Thiên Chúa.

Tôi xác tín, Thiên Chúa biết rõ phải làm như thế nào và phải hành động như thế nào, ngay cả khi thiếu thốn những dụng cụ. Và tôi đặc biệt tin tưởng vào những lời cầu nguyện của anh chị em. Trong niềm vui của Chúa Phục Sinh, và với niềm tin tưởng vào vào sự giúp đỡ muôn đời của Ngài, chúng ta hãy tiến bước, hãy chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ trợ giúp. Và Ðức Maria, Mẹ dấu yêu của Ngài, luôn đứng bên cạnh chúng ta. Xin chân thành Cám ơn tất cả anh chị em."

Tràn đầy tâm tình tin tưởng đạo đức và chân thành chí thiết tình người hơn, khi nói về ơn Gọi của mình như thế, tưởng khó có thể diễn tả hơn được nữa, như đức Thánh cha Benedicto XVI. của chúng ta.

Mẹ Giáo Hội được Chúa thành lập sống làm chứng cho Ngài giữa trần gian với và cho con người. Mỗi thời đại, mỗi nơi khung cảnh xã hội địa lý, mỗi nền văn hóa dân tộc, có những thách đố đòi hỏi riêng.

Những thách đố đòi hỏi đó giúp Giáo Hội sống thích nghi, phát triển vươn lên, và cùng giúp cộng đoàn dân Chúa trên cánh đồng rao truyền Tin mừng. 



LM. Nguyễn Ngọc Long6/9/2007

Tinh Thần Truyền Giáo



E-mailPrint
Người ta thường nói tinh thần đức tin, tinh thần tông đồ, tinh thần truyền giáo. Tinh thần là cái gì ẩn giấu bên trong, bên ngoài chỉ nghe nói mà không thấy được. Chúng ta biết người này người kia có tinh thần. Tinh thần của người ấy biểu lộ ra bên ngoài bằng các việc làm. Ta chỉ trông thấy việc làm, còn tinh thần của người ấy ta không thấy.
1. Tinh thần là sức sống bên trong
Tinh thần là sức sống bên trong phát xuất ra bên ngoài qua các hành động. Nó là động lực, là cái hồn ở trong con người, linh hoạt mọi tư tưởng và việc làm của người ấy. Người có tinh thần là người đáng nể. Muốn là người đáng nể thì phải rèn luyện tinh thần, đem tinh thần vào trong công việc và đời sống. Người có tinh thần thì làm việc đến nơi đến chốn, không hời hợt, luôn sửa soạn trước cho công việc được chu đáo. Người có tinh thần làm cho người khác được yên tâm vì tính nghiêm túc và cẩn thận của mình.
Nay áp dụng vào công việc tông đồ thì tinh thần truyền giáo là gì? Thưa là hết lòng hết sức với công việc rao truyền lời Chúa, gây dựng Giáo hội ở nơi nào chưa có, hay đã có mà ngả nghiêng, xiêu vẹo, như các nhà truyền giáo vẫn làm từ trước đến nay. Các vị đó đã để hết tâm lực vào công việc này khiến cho có thể nói cuộc đời của các vị tập trung và thu gọn lại trong đó.
Mới đây, tình cờ tôi có gặp một linh mục dòng Chúa Cứu Thế trẻ, mới chịu chức được vài năm nay. Hiện linh mục này đang làm việc cho người Thượng trên vùng Đà lạt. Ông đã nói chuyện say sưa với tôi về những công việc ông đã làm và đang làm cho những người này. Tôi thấy trong ông như có một ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đã đốt cháy cuộc đời ông, không phải cháy tiêu tan mà cháy bừng lên ngọn lửa hy sinh nhiệt thành cho công việc. Bên cạnh đó là lòng tin vào sức mạnh phù trì của Chúa.
Ban đầu, người ta không cho ông ở với dân. Mỗi lần đi lễ, dân kéo cả làng đi và phải đi bộ 6 tiếng mới tới nơi hành lễ. Như vậy, mỗi lần đi lễ phải mất cả một ngày. Về sau, nhà nước thấy dân đi đông như thế rất khó kiểm soát, nên cuối cùng đã cho ông đến ở giữa dân. Hiện ông đang làm nhà thờ cho họ. Tôi có hỏi ông khi người ta đi lễ, ông có cho họ ăn không. Ông nói có, vì thường họ ở đến hôm sau mới về. Tôi hỏi tiếp: thế lấy tiền đâu ra để nuôi họ. Ông nói: lạ lắm. Không làm thì thôi mà hễ làm thì tiền bạc từ đâu tới không biết nữa, chỉ thấy người thì cho tiền, người cho quần áo, người cho gạo. Ngay cả việc làm nhà thờ hiện nay cũng thế. Cứ làm rồi có người giúp. Như thế có phải là việc Chúa làm không? Mình làm việc cho Chúa thì Chúa lảm việc cho mình. Chính nhờ thế mà nhà truyền giáo thêm tin tưởng và tìm được niềm vui trong công việc của mình.
Một linh mục khác cũng còn trẻ thuộc dòng Đa Minh, bây giờ tự ý bỏ nơi yên ổn đi vào vùng sâu vùng xa trên Buôn Mê Thuột. Ông này cũng đang gặp khó khăn với chính quyền địa phương, nhưng kiên trì ở lại giữa những người Thượng. Lâu dần người ta thấy ông lo cho dân, giúp họ làm nhà, dựng chợ, nên cũng đã cho qua.
Thường chính quyền vốn dị ứng với việc giảng đạo, như mới đây tôi đến xin tạm trú cho một nhóm y bác sĩ đến nhà An hạ tĩnh tâm. Họ là nhóm người thiện nguyện lo giúp cho các bệnh nhân HIV. Một nữ công an hỏi ngay là có giảng đạo không đấy, không được giảng đạo đâu nhé! Tôi bảo người ta đến nghỉ ngơi thư giãn; sau những ngày làm việc mệt mỏi, họ cần ra khỏi thành phố, tìm nơi thoáng mát để thay đổi không khí. Lúc đó họ mới chịu.
Trở lại trường hợp linh mục dòng Chúa Cứu Thế ở trên. Ông cho tôi biết là ông thích việc truyền giáo cho người Thượng ngay từ khi đang ở học viện. Lúc ấy ông đã bắt đầu học tiếng Thượng và tâm trí lúc nào cũng vẩn vơ với công việc này.
Như vậy tinh thần truyền giáo có nghĩa là mối bận tâm suy nghĩ tìm tòi về công việc truyền giáo và luôn hướng lòng về đó mà chuẩn bị cho mình biết chịu khó, tập thích nghi với hoàn cảnh và sẵn sàng để được sai đi.
Cách đây ít hôm có một thầy thuộc Dòng Chúa Thánh Thần đến gặp tôi và tỏ ý lo ngại về ơn gọi của mình. Thầy nói dòng của thầy là dòng truyền giáo. Anh em trong dòng của thầy được huấn luyện để gửi đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy mọi người phải học tiếng Anh ráo riết. Bây giờ thầy đã lớn rồi, việc học ngoại ngữ có phần khó khăn, sức tiếp thu không được nhanh nhạy. Thầy thấy sợ không biết có đáp ứng nổi ơn gọi này không.
Mối lo ngại của thầy là chính đáng. Nó cho thấy một khía cạnh thực tế của ơn gọi truyền giáo. Đó là phải tạo cho mình một khả năng thích ứng. Mối bận tâm lo cho mình có thể thích ứng với ơn gọi cũng là một nét biểu dương tinh thần truyền giáo, nghĩa là tìm hết cách để có thể làm tốt công việc này. Bởi vậy, tinh thần truyền giáo là thích nghi để đáp ứng. Việc thích nghi đòi phải hy sinh luyện tập cho quen với môi trường mình phải sống và ở với những người mình được sai đến. Mới nghĩ thì tự nhiên cũng thấy sợ và ngại. Nhưng với ơn Chúa giúp thì cái sợ cái ngại kia lại có thể trở thành niềm vui và một sự hấp dẫn: vui vì có dịp cho đi cái phần tốt nhất của mình và hấp dẫn vì khám phá ra nhiều điều mới lạ nơi những người mình phục vụ và trong khu vực mình sinh sống.
2. Làm thế nào để gây được tinh thần truyền giáo?
Truyền giáo là một ơn gọi đặc biệt. Muốn đáp ứng ơn gọi này, phải có tinh thần. Tinh thần này có được là do cầu xin và tập luyện.
2.1 Cầu xin
Hàng ngày nhà truyền giáo phải cầu xin cho mình có khả năng nuôi dưỡng và giữ được ơn gọi truyền giáo. Đi truyền giáo là thi hành và đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 24,19). Ơn gọi và nhiệm vụ này không dễ thực thi, nếu không được ơn Chúa phù trì. Vì vậy, ưu tiên số một là cầu xin mỗi ngày cho ơn gọi truyền giáo của mình, sao cho ơn này luôn sống động mạnh mẽ, thúc đẩy mình ham mê dấn thân hoạt động, dù gặp khó khăn hay cản trở. Lời cầu nguyện này phải được tỏ bày trong thánh lễ mỗi ngày, trong các sinh hoạt đạo đức hay trong những giờ phút yên lặng mình tự chọn.
2.2 Tập luyện
Ngoài cầu nguyện ra là tập luyện, tập luyện hàng ngày trong giai đoạn đào tạo theo đường hướng tu đức truyền giáo. Tập luyện bằng hai hình thức: lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là nền thần học về truyền giáo và thực hành là đi thực tập tại các thí điểm truyền giáo; một đàng thì thấm nhuần lý thuyết, một đàng thì trưởng thành trong thực nghiệm. Tập mãi sẽ quen rồi thành nếp. Khi đã thành nếp thì mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn lúc ban đầu như trường em bé ở lớp mẫu giáo tập đánh vần hay tập viết chữ. Lúc đầu thật khó khăn cho em nhưng sau một thời gian, em sẽ không còn lúng túng nữa. Vì thế, luyện tập là cần thiết và phải được kiên trì theo đuổi.
Kết luận
Muốn làm hay công việc của mình, người thợ phải yêu nghề và luyện tập cho tay nghề mỗi ngày một cao. Khi đó, người ấy sẽ thành một tay thợ lành nghề. Lành nghề thì làm hay, làm nhanh, làm tốt công việc của mình, tạo ra được những sản phẩm đẹp và bền, làm vừa ý người tiêu dùng. Nhà truyền giáo có tinh thần thì cũng giống như người thợ yêu nghề và lành nghề. Cái lành nghề trong bộ môn của mình là chính niềm vui cho mình và cho người khác: vui cho mình vì thấy mình được việc và vui cho người khác vì họ được nhờ cái thành thạo của mình mà lấy làm ưng ý.
Vậy nhà truyền giáo hiện tại cũng như tương lai nên rèn luyện cho mình một tinh thần truyền giáo và dấn thân theo tinh thần này, để hạt giống Tin Mừng được gieo vãi khắp nơi và nhiều người được đón nhận ơn cứu độ.