Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Gương Truyền Giáo







Nhiệt Tâm Truyền Giáo

Tại Miền Nam Việt Nam, hôm ấy chiều Chúa Nhật, vì mưa lớn quá, cha xứ không thể đến dâng lễ được. Người phụ trách phụng vụ đã mời ai đó muốn chia sẻ sau khi đọc Lời Chúa, thì xin lên. Một ông tiến lên giảng đài kể câu truyện sau, về Đức Mẹ với công cuộc truyền giáo.
"Cộng đoàn đã từng biết tôi là một tân tòng, và tôi còn mẹ già và người anh cả ở miền Bắc, cả hai đều còn là người lương. Tôi rất xót thương cho số phận linh hồn của người thân.
Khi còn trong trại cải tạo, suốt mười năm, tôi chỉ một lòng một dạ lo việc nâng đỡ tinh thần anh em Công giáo đồng số phận; dậy Giáo lý và Rửa tội cho nhiều anh em ngoài Công giáo. Và trong suốt 10 năm, tôi chỉ cầu xin một điều duy nhất là: Con làm tất cả mọi việc Mẹ trao cho con để phục vụ Đoàn con của Mẹ, con không xin cho mình ơn gì, kể cả việc phóng thích, con chỉ xin Mẹ tỏ ra Mẹ là Mẹ của con, thân nhân con, trong đó nhất là có mẹ và anh cả của con, vợ con con… Con xin trao phó cho Long Từ Bi của Mẹ. Con biết chắc rằng Mẹ còn thương những người thân yêu của con hơn con yêu thương họ. Ước chi mẹ con và anh cả của con được trở về cùng Chúa, được sống và chết trong Đạo. Phó thác rồi, tôi yên lòng, vì đã nhiều phen, Đức Mẹ ban ơn bội hậu cho tôi, cho cả những điều tôi chưa xin, chưa cầu. Tôi đã có kinh nghiệm sống đời Tận hiến gần 40 năm liên tiếp.
Thế rồi, đang lúc còn bị giam cầm, tôi bị biệt giam một cách oan ức, bị ngược đãi quá đỗi hơn nữa. Tôi có cảm nghiệm về những khó khăn này, nên vẫn bình tĩnh nhờ Đức Mẹ hành động. Quả nhiên, trong thời gian này, tôi nhận được tin người nhà báo tới: mẹ già hơn 8o tuổi của tôi vừa đuợc lãnh nhận phép Rửa tội tại một tỉnh miền Bắc! Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Bình thường không thể xẩy ra như vậy được. Nhưng đúng là việc Đức Mẹ làm. Một linh mục nước ngoài quen thân với gia đình tôi, ngài trở về thăm quê hương tại Bắc Việt. Tự nhiên như một ơn đánh động, ngài nghe biết mẹ tôi tỏ ý muốn theo Công giáo. Ngài liền bảo một đứa con gái của tôi đang đi cùng với ngài, để nó sang bên bà nội trước, dọn mình cho bà, rồi ngài sẽ sang giúp sau, để ban phép Rửa tội cho bà… Thế là mẹ già của tôi được gia nhập Công giáo và sống Đạo ngay trong vùng Cộng sản, chung quanh toàn người lương. Sau một thời gian mẹ tôi được đưa vào Nam, học thêm giáo lý, nhất là được ở gần thánh đường, đi tham dự thánh lễ mỗi ngày; biết lần hạt, biết cầu nguyện và dâng mình Tận hiến làm con Đức Mẹ Maria.
Sau thời gian mười năm, tôi được ra khỏi tù. Và lại đến lần anh cả của tôi. Ông bị tê liệt vì bệnh não. Tôi nóng lòng, nhưng lại không có tiền để có phương tiện ra thăm và mong cứu linh hồn anh ấy. Nhất là muốn cứu một người đã làm việc cho chế độ vô thần hơn 40 năm thì thật là khó vô vàn! Tôi chỉ biết phó thác việc khó khăn này cho Đức Mẹ, và nại vào "Giao Ước Tận hiến" mà xin Đức Mẹ lo cho. Trong thời gian gia tăng cầu nguyện tha thiết như vậy, thì tôi bỗng nhận được một lá thư, do từ con cháu gái ở Hà Nội gửi vào:
"… Bố con nằm tại bệnh viện Việt Xô, thập phần nguy kịch. Lạ lắm, vì chỉ vài hôm sau, bỗng có một bệnh nhân cũng được cấp cứu đưa vào bệnh viện này, nằm giường ngay cạnh giường bố con. Đó là một ông cha Đạo Công giáo người Úc. Bố con và ông cha đạo nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, nói những gì con không hiểu, nhưng nói nhiều lắm. Con thấy bố con vui hẳn lên… Sau khi ông cha Úc xuất viện, thì lại có một ông cụ già được đưa vào bệnh viện, cũng nằm ngay sát cạnh giường bố con. Hai người lại truyện trò với nhau về nhiều những điều con không hiểu được. Chú ơi sau con mới biết cụ già ấy là một vị Giám Mục ở Lạng Sơn  tên là Dụ. Bố con bây giờ thì theo Đạo Công giáo rồi. Bố con bảo tên thánh của bố con là Giuse. Con chả hiểu gì hết."
Thưa Cộng Đoàn, tôi chỉ biết kết thúc câu truyện chia sẻ chiều nay là: Chúa và Đức Mẹ có cách thế riêng để cứu các người đáng thương xót. Đức Mẹ không kém ai lòng quảng đại bao giờ. Tôi tin hơn vào lờiKinh Thánh: "Hãy xin thì được, hãy gõ thì cửa sẽ mở cho". (Trích Sách "Đường Maria" của tác giả Thiên Bình, tái bản tại Hoa Kỳ, 1996, tr.97-99)
"TG là sứ mạng minh nhiên, cả về quyền lợi và bổn phận, của hết mọi người, và của đời sống gia đình… của cuộc sống xã hội, cuộc sống liên đới quốc tế, mưu cầu hòa bình, công bằng và phát triển" (EN 29). 



Công cuộc Truyền giáo Đẫm Máu tại Nhật Bản 

Thánh Phanxicô Xavier thiết lập chương trình truyền giáo tại Nhật bản khi ngài tới đó vào năm 1549. Chính ngài đã cầu nguyện suốt đêm và ban ngày lặn nội với công cuộc giúp người ta trở lại và ban bí tích Rửa tội, nên chỉ trong thời gian ngắn, ngài đã làm cho một số khá đông tin theo Công giáo. Tính đến năm 1587, tức là sau 28 năm, số giáo dân Nhật bản đã có 200,000. Năm 1588 Vua Nhật, Cambacundono đã hạ lệnh trong vòng 6 tháng, hết mọi người truyền giáo phải ra khỏi Nhật. Một số nghe lệnh nhưng phần đông các nhà truyền giáo đã lén ở lại. Năm 1596 Vua Tagcosama đã đối xử tệ với tàu của Tây ban nha, nên năm sau đó, 1597, Nhật đã lên án đóng đanh 6 nhà truyền giáo Dòng Phaxicô tại một ngọn đồi gần Nagasaki.
Các nhà truyền giáo của hai Dòng Tên và Phanxicô đã thiết lập tu hội và nhận các tu sinh người Nhật để tiếp nối công cuộc truyền giáo và duy trì Đạo Công giáo tại Nhật. Vị tử đạo đầu tiên của Nhật là cha Paul Miki, một nhà giảng thuyết đại tài. Cha Miki và hai thầy Dòng nữa, Gioan Goto và Giacobê Ki ai nhập dòng được ít lâu, cả ba được phúc Tử đạo. Sau đó, có tới 17 vị người Nhật cũng được phúc tử đạo, họ là những cán bộ giáo lý và là những người thông dịch cho các cha truyền giáo., tất cả thuộc Dòng Ba Phanxicô.
Tiếp theo là 26 vị được diễm phúc Tử đạo. Họ bị hành hình cách dã man. Nhiều người bị cắt hai tai và điệu đi khắp các thành phố để xỉ nhục người Công giáo, máu me đầy mặt làm mọi người kinh hãi không dám theo Đạo Công giáo nữa. Khi phải điệu đến thành phố Nagasaki, họ được phép xưng tội do các nhà truyền giáo dòng Tên giải. Sau đó họ bị trói vào thánh giá và mang xiềng xích nơi cổ nơi chân và với cái kiềng sắt vòng cổ. Tất cả họ bị tung lên trời, rồi té xuống, chân bị chôn xuống một hố đã đào sẵn. Các thánh giá được chôn vòng quanh, cách nhau 4 feet, hành khổ mỗi người tùy theo sáng kiến của lý hình, hầu hết bị đâm nát cạnh sườn từng mảnh theo kiểu hàng hình của Nhật là đóng đanh tử tội. Và như vậu các vị tử đạo bị hành hình cùng một lúc, và chết một cái chết dã man hết sức cũng cùng một lúc. Tất cả 26 vị trở thành chứng nhân của Chúa Kitô và được phong thánh năm 1862. (Vol. I, tr. 259-260).
Năm 1614, bắt đầu một thời kỳ bách đạo rất kinh hoàng tại Nhật Bản. Bắt đầu bằng những Sắc chỉ cấm đạo của các vua, và tiếp theo là những cuộc bách đạo dã man, và càng ngày càng khủng khiếp hơn. Nhất là ở Nhật có tục lệ "đã tiêu diệt gia đình nào là tru di tam tộc, tứ tộc ...thập đại đường", tức là tru giệt cả dòng họ tới 10 đời, dù chỉ một người trong thập đại theo Công giáo!
Kết quả cuộc bách đạo là những vị anh hùng tử đạo. Chọn lựa trong đó những vị thời danh, có danh sách 205 vị, đa số thuộc Dòng Đaminh, được Đức Thánh Cha Piô IX, ngày 7-7-1867, đã phong chân phước cho các vị.
Các Dòng thi đua nhau vào khu truyền giáo Nhật, như dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, dòng Tên, Dòng thánh Augustino v.v nên các phần tử của các dòng cũng là những người đi tiên phong trong việc tự nguyện xưng Đạo trước mặt vua quan để được tử đạo. Thí dụ thầyLeornard Kimura, một tu sĩ thuộc Dòng Tên, dầu được giáo dục tốt trong gia đình tốt, thầy cũng khiêm nhượng từ chối không chịu chức Linh mục. Thầy là cháu của cụ ông dòng Kimura, cụ là người đã theo Công giáo từ thời Thánh Phanxicô lần đầu tiên tới Nhật. Thầy Leonard Kimura , 45 tuổi, đã được diễm phúc tử đạo, vì danh nghĩa thầy là huấn luyện viên các giảng viên giáo lý giữa lòng dân tộc Nhật. Bị giam trong tù 2 năm rưỡi, thầy đã dạy giáo lý và rửa tội được 96 người gồm cả tù nhân và những người đến thăm thầy. 4 người trong họ cũng được phúc lành án tử cùng với thầy. Cả 5 người đều bị kết án chịu cùng một hình khổ: là cả năm bị thiêu sống. Các vị hát xưóng hân hoan vui vẻ trong khi chịu cực hình, chứ không tỏ ra dấu gì bất mãn cả. Tro tàn của các vị buộc phải đem rải ở ngoài khơi. Nhưng giáo dân đã tranh thủ được một phần tro. Ngày các ngài được phúc tử đạo thiêu sống là ngày18-11-1619.
Sang thời kỳ bách đạo dữ dằn lần thứ Hai, ở đầu thế kỷ 17. Chân phước Charles Spinola và nhiều bạn đồng truyền giáo tại đây. Cha Charles đã lao nhọc cực khổ tại cánh đồng truyền giáo Nhật suốt hơn 20 năm với biết bao thành quả lạ lùng, nhất là ở phần đảo Honđo.
Ngày 4-12- 1623, có 50 giáo dân Nhật, do 2 Linh mục lãnh đạo, họ được phúc tử đạo. Họ bị đem ra khỏi Yedo và bị thiêu sống âm ỉ lâu ngày đêm tại ngọn đồi bên cạnh. Chung quanh cuộc Tử đạo thiếu sống này, có hàng ngàn tín hữu đã quì xung quanh để cầu nguyện và tuyên xưng đức tin của họ, việc tuyên xưng đức tin này đã làm cho các cơ quan chính quyền hoảng sợ pha lẫn sự kính phục đức tin Công giáo! Trong số 50 vị tử đạo hôm nay, có hai vị được phong chân phước vào tháng Bảy, năm 1867, đó là chân phước Jêrôme và chân phước Francis. Được phong chân phước cùng ngày này, có chân phước Simon Yempo, nguyên chân phước là một trong nhiều sư của Nhật bản từng sống trong các chùa Phật giáo, đã học giáo lý và theo Chúa. Sau khi rửa tội, Simon Yempo đã xin tu trong Dòng Tên. Yempo trở thành một giáo lý viên, bị bắt đang khi dạy giáo lý tân tòng.
Ngày 20-6-1626, một nhóm gồm 90 vị tử đạo thuộc dòng Tên, bị thiêu sống tại Nagasaki, đứng đầu là cha Francis Pacheco, quê Tây ban nha, từ nhỏ đã mong được tử đạo nơi miền truyền giáo. (Vol. II, tr.443-451)
"Thiên Chúa muốn cứu rỗi con người không chỉ như những ca nhân riêng rẽ không liên lạc gì với nhau, mà Ngài còn liên kết họ thành một Dân duy nhất (x. AG2, LG 9), tức là Giáo Hội. Đích điểm của các họat động Truyền giáo là thành lập những Cộng đoàn tín hữu và phát triển những cộng đồng ấy tới mức trưởng thành." (RM 48).
(Cf. Acta Sanctorum, Feb, vol. I, tr.729-770; Cf. Leon's Auréole Séraphique, Eng. trans.), Vol. I, tr.169-223 - Butler's Lives of the Saints, Vol. I trang 259 -260).

dongcong.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét