Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Tìm hiểu Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì



In
Nhân Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì
Để giúp Quý vị độc giả VietCatholic hiểu thêm về Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì, xin được phép trích dịch những câu hỏi và trả lời, được liệt kê trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:
A. Phần Câu Hỏi và Trả Lời
(H): Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì là ngày gì?
(T): Thưa, đó là ngày được tổ chức hằng năm để đề cao những nam/nữ tu sĩ, những người đã cống hiến một cách đặc biệt vào Giáo Hội qua đời sống khổ tu và tu Dòng, cũng như những người giáo dân tham dự vào các hội tu đời.
(H): Ngày này xuất phát từ đâu?
(T): Giáo Hội tại Rôma vẫn thường cử hành ngày lễ về đời sống thánh hiến và tu trì vào ngày 2 tháng 2, nhân ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh từ rất nhiều năm nay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị năm nay sẽ cử hành ngày lễ này tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những nam/nữ tu dòng sẽ mang nến tiến vào Vương Cung Thánh Đường, chịu trách nhiệm về các bài đọc, và dâng Bánh và Rượu. Vào năm 1997, Đức Thánh Cha đã nâng ngày lễ này lên cấp bậc hoàn vũ, và đã tuyên bố chọn ngày 2 tháng 2 được dành như là Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì.
(H): Tại Hoa Kỳ, ngày này sẽ rơi vào ngày nào?
(T): Việc cử hành đúng ra là vào ngày 2 tháng 2, nếu như ngày 2 tháng 2 rơi vào ngày Thứ Bảy hay Chủ Nhật, còn nếu không, thì rơi vào buổi cuối tuần để cho phép nhiều người có thể tham dự thánh lễ tại các giáo xứ của họ.
Riêng tại Hoa Kỳ, Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, ngày 2 tháng 8 năm 2005.
(H): Đâu là những mục đích của Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì?
(T): Trong thông điệp dành cho Ngày Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến và Tu Trì đầu tiên, Đức Thánh Cha nói rằng đây là ngày cho chúng ta có dịp để cảm tạ Thiên Chúa về món quà của những nam/nữ tu sĩ đã chọn đời sống thánh hiến và tu dòng, để cổ võ về ý nghĩa của cuộc sống, để mời gọi các nam/nữ tu sĩ đã chọn đời sống thánh hiến và tu trì, để cử hành những gì mà Thiên Chúa đã hoàn thành nơi họ, và để gây ra sự chú ý về sứ vụ của họ trong Giáo Hội và trên toàn thế giới
(H): Đã có những nổ lực nào khác để đề cao đời sống tận hiến và tu trì không?
(T): Một số kế hoạch chiến lược được phát thảo ra nhằm làm gia tăng thêm nhiều ơn gọi để trở thành linh mục và đời sống tu dòng. Cụ thể là những nỗ lực như sau:
- “Gọi mời bằng Tên” (Called by Name) - đây là một chương trình ở cấp giáo xứ nhằm khuyến khích các giáo dân đề nghị cho vị cha sở tên của những người bạn trẻ nào mà họ nghĩ sẽ là những ứng viên tốt và có triển vọng để chọn đời sống tận hiến, tu trì.
- “Chiến Dịch Andrew” hay “Chiến Dịch Miryam và Giuse” - trước tiên đó là một cuộc qui tụ của Đức Giám Mục địa phận với các linh mục và những người thanh niên nào muốn trở thành linh mục. Buổi qui tụ gồm có một bữa ăn, lời cầu nguyện và chia sẽ về những câu chuyện riêng về ơn gọi của các Đức Giám Mục và các linh mục; kế đến, cũng là một chương trình tương tự nhưng dành cho các thiếu nữ, hay các nam thanh niên cùng với những Mẹ Bề Trên, các Cha Bề Trên, Cha Giám Tỉnh của các dòng tu và các thành viên của các dòng- “7 đến 11” - đây là chương trình kéo dài 1 ngày nhằm cho phép các nam/nữ thích chọn đời sống tận hiến, tu dòng có thể trải qua một ngày với các thầy, các sơ, hay các linh mục dòng trong đời sống cầu nguyện, sứ vụ và cộng đoàn. Mọi chi tiết, xin liên hệ Văn Phòng Đặc Trách về Ơn Gọi và Đào Tạo Linh Mục của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại số điện thoại: (202) 541-3000.
- Tham Dự Trại Mùa Hè về Ơn Gọi - là những chương trình dành cho giới trẻ hoặc cho các trẻ nam hoặc trẻ nữ cùng dự trại mùa hè và tĩnh tâm để các bạn trẻ tìm hiểu về ơn gọi và gặp gỡ các linh mục, các nữ tu, và các thầy dòng.
- Tạo ra các trang web và những nguồn thông tin trên mạng, theo từng giáo phận và các dòng tu.
- Tạo ra các tài liệu, như các băng hình và các tài liệu về đa văn hóa, được thực hiện bởi Phòng Trào Liên Hiệp Quốc Gia về Ơn Gọi trong Giáo Hội. Mọi chi tiết, xin gọi về số: 1-800-671-6228.
(H): Nguyên do gì đã tạo ra sự sút giảm về ơn gọi?
(T): Để tìm ra một câu trả lời chắc chắn và chính đáng, có lẽ là rất khó. Tuy nhiên, có 9 lý do sau:
(1) Hầu hết những người coi sóc những công việc ngày nay trong Giáo Hội lại chính là những người nam/nữ giáo dân và họ không phải là linh mục hay các nam/nữ tu sĩ dòng; (2) đã có những thay đổi trầm trọng, đáng kể xảy ra trong xã hội và trong Giáo Hội Công Giáo trong vòng 30 năm qua, và những thay đổi đó đã góp phần làm giảm ơn gọi, chẳng hạn như, việc gia tăng về chủ nghĩa tiêu thụ và việc làm giảm các giá trị về gia đình; (3) mọi người giờ đây không còn tôn trọng và tin tưởng các đấng bản quyền, như là họ đã từng, như trước kia; (4) hệ thống gia đình bị làm cho suy yếu đi đến mức không thể nào có thể tưởng tượng nổi; (5) thành công đã trở nên một từ mang nghĩa hẹp, bao gồm đến việc có được quyền hành và sự giàu sang; (6) rất ít người mời gọi những người bạn trẻ nam/nữ hãy xem xét đến những ơn gọi về đời sống thánh hiến và tu trì; (7) trong nội bộ Giáo Hội, vai trò của các linh mục và các nam/nữ tu sĩ dòng trong mối quan hệ với cộng đoàn đức tin cũng đã có sự thay đổi, và đã có một vài sự mơ hồ về nhân dạng của các linh mục, các nam/nữ tu sĩ dòng; (8) cảm nhận về giá trị của đời sống linh mục và tận hiến, tu trì đã bị giảm thiểu; và (9) mọi người rất sợ phải thực hiện và giữ trọn những cam kết lâu dài.
(H): Đâu là những phẩm chất mà Giáo Hội cần trong việc đánh giá các ứng viên cho đời sống tận hiến, và tu trì?
(T): Theo Ban Đặc Trách về Ơn Kêu Gọi Tận Hiến, Tu Trì Quốc Gia, thì ứng viên phải hội đủ những tiêu chuẩn sau: (1) Là thanh viên trong Giáo Hội Công Giáo; (2) có sức khỏe tốt; (3) có đủ khả năng thông minh; (4) có những mối quan hệ lành mạnh với những người bạn tốt; (4) có óc khôi hài; (5) có khả năng lựa chọn đời sống độc thân; (5) có đức tin và thành thật; (6) có mối quan hệ với Thiên Chúa; (7) có tinh thần trách nhiệm đối với những người khác; (8) có khả năng phục vụ mọi người thuộc nhiều nền văn hóa, chủng tộc khác nhau; (9) có khả năng lãnh đạo; (10) có lối làm việc cộng tác; và (11) có khả năng sống một cuộc sống giản đơn, có khả năng chia sẽ về một đời sống hèn mọn, khó nghèo, vì những mục đích tốt đẹp chung.
(H): Đâu là sự khác biệt giữa một linh mục dòng và một linh mục triều thuộc giáo phận?
(T): Một linh mục dòng thì thuộc về một cộng đoàn tu dòng nào đó, chẳng hạn như các cha dòng Đa Minh các cha Dòng Chúa Cứu Thế, hay các cha Dòng Phanxicô, vân vân, những người đã sống và đã tạo ra được uy tín về những vị sáng lập ra các dòng của các ngài, và thường thực hiện những công tác mục vụ như: giáo dục, hay chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn. Các ngài thường sống trong một cộng đoàn và giữ lời khân về khó nghèo, trong sạch và vâng lời. Các linh mục triều, hay các linh mục địa phận, hay cũng còn được gọi là các linh mục trong đời thường, được thụ phong cho một giáo phận nào đó, trong một khu vực địa lý nào đó, và thường phục vụ tại các giáo xứ, dẫu rằng, các ngài cũng còn hổ trợ cho các trường học, các bệnh viện và các nhà tù. Mặc dầu các ngài không khấn 3 lời hứa về: khó nghèo, trong sạch và vâng lời, nhưng các ngài phải hứa là sống đời sống độc thân, biết tôn trọng và phục tùng Đức Giám Mục địa phương và sống một cuộc sống giản đơn.
(H): Các linh mục có khấn về lời hứa trong sạch, tinh khiết không?
(T): Các linh mục dòng phải có lời khấn hứa về sự trong sạch, và các linh mục triều có lời khấn hứa về sự độc thân.
(H): Tại sao lại có rất nhiều dòng tu khác nhau?
(T): Mỗi dòng tu đều có một vị sáng lập riêng, và vị ấy là người đã nhiệt tình, hứng khởi đáp trả về một tình huống đặc biệt cụ thể nào đó trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội. Những dòng có các sứ vụ và uy tín để đáp trả lại với những bân tâm của thời đương đại thì có khuynh hướng sống còn, và trái lại, những dòng khác giờ đây cũng đã không còn tồn tại nữa trong Giáo Hội. Những dòng mới thậm chí được thành lập ra trong thời đại ngày nay, để qua đó những người nam/nữ cố gắng sống đúng với Phúc Âm theo đúng với hoàn cảnh hiện tại thời nay.
(H): Đâu là sự khác biệt giữa một linh mục dòng và một thầy dòng?
(T): Một linh mục dòng là người đã được thụ phong chức linh mục, là người chủ tế của các bí tích như Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích Mình Thánh Chúa, Bí Tích Giải Tội, Bí Tích Hôn Phối, và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Còn đời sống của một thầy dòng thì cũng giống như đời sống đời sống của một nữ tu sĩ dòng: cũng sống trong cộng đoàn của dòng tu; giữ 3 lời khấn hứa về sự khó nghèo, trong sạch và vâng lời; và tham tham dự vào đời sống mục vụ hay tu trì.
(H): Ba lời khấn hứa về sự khó nghèo, sự vâng lời và sự trong sạch, có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay?
(T): Ba lời khấn này cũng còn được gọi là những lời khuyên của Phúc Âm để mô tả về cách thức sống đúng theo Phúc Âm.
Khó Nghèo có nghĩa là người nam/nữ tu sĩ dòng đều chia sẽ hết cho nhau những gì mình có, chứ không phải là có sự sở hữu về cá nhân. Trong nảo trạng về cuộc sống vật chất thời này, thì giá trị của nền văn hóa hưởng thụ và tiêu dùng được đánh giá và đo bằng việc sở hữu quyền lực, hay việc giàu có về của cải vật chất, sự khó nghèo làm chứng cho sự phụ thuộc của người nam/nữ tu sĩ ấy vào chính Thiên Chúa, như là nguồn của mọi hồng ân và nguồn của sự đoàn kết mọi người nên một với nhau, đặc biệt là với những người nghèo khổ. Khi mà có rất nhiều người thờ ơ và bỏ mặc những ai đang phải sống bên lề xã hội, thì một dòng với lời khấn hứa về sự khó nghèo có thể liên kết với những người nghèo, làm việc cùng với họ, và nói về những nhu cầu mà họ cần, vì khó nghèo có thể hiểu được khó nghèo.
Trong Sạch có nghĩa là xem đời sống độc thân như là một nìềm vui, như là một tình yêu với Thiên Chúa hơn là việc phải có một mối quan hệ vợ-chồng. Tình dục, trong xã hội của chúng ta, được dùng với rất nhiều mục đích khác nhau, ngay cả với việc buôn bán các sản phẩm và giải trí, và những thông điệp về tình dục gợi cảm đã trở nên quá hiển nhiên, qua lộ liễu khiến con người phải tích cực tham gia vào, khiến dẫn đến sự chung chạ tình dục bừa bãi. Trong Sạch nhắc nhớ chúng ta về ý nghĩa sâu lắng của dục tính. Một chứng nhân đích thực, chân chính của sự trong sạch biết cách biểu lộ một cách đặc biệt, độc nhất vô nhị, về cách thức yêu và phục vụ những người khác, và mời gọi những người khác biết rằng còn có nhiều điều thú vị hơn nữa trong cuộc sống để có thể đáp ứng, hơn là phải gặp mặt đối mặt, hay là phải nhìn qua con mắt; và rằng với mối quan hệ với Thiên Chúa, là Người duy nhất, tuyệt đỉnh
Vâng Lời nhằm ám chỉ đến những điều tốt đẹp chung hơn là những mong muốn cá nhân. Định nghĩa thời nay của sự tự do chính là có thể làm bất cứ điều gì mà ai đó muốn miễn là nó không can dự đến những quyền lợi của những người khác, hay nói cách khác, tự do khỏi trách nhiệm. Sự vâng lời, chính là cách thể hiện về hình thức hoàn hảo nhất của sự tự do, chính là việc cam kết với nhau, với Thiên Chúa hay loài người, hay là vì một mục tiêu cao cả nào đó. Sự vâng lời có thể cho phép ai đó thật sự hướng đời sống của mình để phục vụ cho Giáo Hội.
(H): Học viện thế tục / tu hội đời là gì?
(T): Thưa, đó là một tổ chức dành cho những người giáo dân độc thân, những người sống và thực hiện những lời khuyên của Phúc Âm và tuân theo hiến chương của học viện. Các thành viên chính là những người sống trong thời đại và môi trường của thế tục, cố gắng trở nên thánh thiện và thánh hóa qua những thông điệp của phúc âm để trở nên “men bột” và thực hiện công lý xã hội theo đúng với một linh hướng cụ thể nào đó.
(H): Làm thế nào mà những lời khuyên của Phúc Âm có thể được hiện thực tại những học viện thế tục / tu hội đời?
(T): Sự khó nghèo kêu gọi các thành viên thánh hiến có một mối quan hệ tích cực với những vật chất và dùng nó để ám chỉ đến việc thực thi công lý xã hội, đặc biệt là với những người bất hạnh, kém may mắn. Sự khó nghèo cũng còn ám chỉ đến những gì là cần thiết trong đời sống hằng ngày. Các thành viên tự lo liệu lấy mọi chi phí trong đời sống thường ngày của họ cũng như họ tự lo cho tuổi hưu của họ. Sự vâng lời nhằm ám chỉ đến ý chỉ của Thiên Chúa trong mọi hoạt động của đời sống thường nhật, và trung thành với linh hướng, lời cầu nguyện và hiến pháp cũng như những giảng dạy của Giáo Hội.
(H): Thế tục hay tính thế tục có nghĩa là gì?
(T): Những học viện thế tục thì mang tính thế tục, và các thành viên thường sống một mình trong một căn hộ chẳng hạn; còn những thành viên khác có thể sống gần hoặc rải rác khắp quốc gia. Dẫu rằng những thành viên thánh hiến thế tục thực hiện những cam kết của Tin Mừng, nhưng họ cũng vẫn là những người giáo dân mà thôi.
(H): Làm thế nào mà các thành viên của các học viện thế tục / tu hội đời, sống rãi rác, lại có thể giao tiếp được với nhau?
(T): Họ gặp những thành viên khác ở cấp địa phương, cấp vùng hay cấp quốc gia, thường là vào những ngày để suy niệm và tĩnh tâm; và họ cũng còn gặp nhau ở cấp xã hội qua những cuộc hội thảo mang tính quốc gia. Đó là cách mà họ vẫn giữ mối quan hệ và liên lạc mật thiết giữa các thành viên với nhau trong cùng một học viện thế tục.
(H): Tại sao có một số thành viên của các tu hội đời cố lẫn tránh hay nặc danh?
(T): Một số thành viên giáo dân không muốn đề cập đến việc thánh hiến, tận hiến của mình với những người khác vì họ không muốn bị “cho ra rìa”. Tuy nhiên, các thành viên đó vẫn được chính thức công nhận trong Giáo Hội.
(H): Khi nào mà những học viện thế tục / tu hội đời trong Giáo Hội được công nhận?
(T): Mặc dầu vào những năm đầu của thập niên 1900 đã có những nhóm người sống theo kiểu học viện thế tục, nhưng mãi cho đến năm 1947 khi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII ban hành một Văn Kiện về Pháp Lệnh Tông Đồ (Apostolic Constitution) có tên là Provida Mater Ecclesia, thì khi đó những nhóm sống theo kiểu sống của học viện thế tục được chính thức thành lập ra.
(H): Đâu là những hiện trạng về đời sống tu trì trong Giáo Hội Công Giáo?
(T): Giáo Hội bao gồm rất nhiều loại người khác nhau, và mỗi một người đều có một chổ đứng đặc biệt trong chương trình của Thiên Chúa. Phần lớn được mời gọi vào đời sống hôn nhân, gia đình, cam kết cuộc sống mình với người bạn đời. Một số thì được mời gọi như là những người linh mục, để phục vụ và cử hành các phép bí tích. Thì trong số những người được thụ phong này là các Đức Giám Mục, các linh mục và các thầy sáu. Một kiểu sống thứ ba là đời sống thánh hiến, và tu trì. Những người thuộc về loại này gồm có các nữ tu dòng, các thầy dòng và các linh mục dòng; các thành viên của các tu hội đời / học viện thế tục; các nhà tu khổ hạnh (khổ tu); và những người tận hiến trong trắng. Những người khác thì vẫn còn gọi đó là những người sống tiết hạnh như là những người độc thân nam hay nữ trong Giáo Hội.
B. Công Thức về Lời Khấn Hứa (bằng tiếng Việt)
 
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi hằng hữu,

tín thác vào tình yêu trung thành của Ngài,

Con, _____________________, xin nhắc lại những lời khấn của con

để sống một cuộc sống đúng như Chúa Kitô đã sống trong

sự trong sạch, khó nghèo, và vâng lời.

Một lần nữa con xin tự cam kết chính bản thân con

để phục vụ Giáo Hội qua sứ vụ

đã được ủy thác cho con

Hãy ban cho con tất cả mọi ơn huệ, Lạy Chúa,

qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ

và những lời nguyện cầu và nâng đở của học viện/dòng của con,

để trung thành sống đúung với những lời khấn hứa trên.

Amen.
 

C. Công Thức về Lời Khấn Hứa (bằng tiếng Anh)
 
Vow Formula

Eternal triune God

trusting in your faithful love,

I, _________________________, renew my vows

to live my life following Christ in chastity,

poverty, and obedience.

I commit myself anew

to serve the Church in the ministry

entrusted to my institute.

Grant me the grace, Lord,

through the intercession of Our Lady

and the prayers and support of my institute,

to live these vows faithfully.

Amen.
  
Anthony Lê 
Nguồn: vietcatholic.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét